Yêu cầu cơ bản là phải nắm chắc hơn, sâu sắc hơn những
nguyên lý lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và vận dụng sáng tạo
vào thực tiễn đấu tranh, phản bác. Trong đó, cần làm rõ những giá trị bền vững;
những luận điểm lý luận đã bị lịch sử vượt qua, hoặc từng bị hiểu sai; những luận
điểm lý luận không còn phù hợp với thực tế hiện nay trong hệ thống lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thời gian qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng về
công tác lý luận, việc tổ chức, triển khai nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn
trong thời kỳ đổi mới đã có những bước phát triển, “góp phần quan trọng trong
việc cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước”(2). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu
đạt được, Đảng cũng đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém, bất cập của công tác lý
luận nói chung; trong đó, có công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn:
“Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng yêu cầu của công
cuộc đổi mới. Hệ thống, chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị còn
nhiều bất hợp lý. Phương pháp giảng dạy, học tập lý luận chính trị còn lạc hậu”(3).
Biểu hiện cụ thể là chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của
cách mạng; chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới,
đặc biệt là một số vấn đề về đảng cầm quyền, chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta… Nhìn chung, lý luận còn lạc hậu, tính dự báo thấp,
kết quả nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn.
Những hạn chế đó đã được lý giải là do công cuộc đổi
mới đất nước càng đi vào chiều sâu càng nảy sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp, rất
“hóc búa” về lý luận và thực tiễn, không có sẵn trong hệ thống kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin; tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp,
khó lường, chúng ta có nhiều thuận lợi song phải đối mặt với nhiều nguy cơ,
thách thức… Song, có lẽ là do chúng ta chưa thực sự coi trọng công tác nghiên
cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; ở nhiều nơi, công tác nghiên cứu lý luận còn
hình thức, hời hợt, sao chép, thiếu tính chiến lược; tổng kết thực tiễn qua
loa, chiếu lệ.
Hơn lúc nào hết, trong tình hình hiện nay, chúng ta cần
thực hiện tốt công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với phương pháp
thực sự khoa học. Nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ thực tiễn của đời sống xã hội phong phú,
sinh động, không ngừng biến động và để phát triển lý luận. Đồng thời, cần quan
tâm nghiên cứu các trào lưu tư tưởng, các lý thuyết mới trên quan điểm khách
quan biện chứng và tiếp thu những giá trị tiến bộ.
Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang diễn ra trong sự vận động của thế giới đương đại với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Nhiều vấn đề thực tiễn bức thiết đòi hỏi phải được làm sáng tỏ; nhiều vấn đề lý luận cần được bổ sung, phát triển và hoàn thiện đặt ra yêu cầu phải thực hiện tốt công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với phương pháp thực sự khoa học. Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi các chủ thể nghiên cứu vừa phải đứng vững trên lập trường cách mạng, lập trường của giai cấp công nhân vừa phải thực hiện việc nghiên cứu với một tinh thần và phương pháp khoa học nghiêm túc, đúng đắn. Phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; lấy thực tiễn làm điểm xuất phát và điểm đến của nghiên cứu lý luận; nghiên cứu lý luận, vận dụng và phát triển lý luận phải dựa chắc trên cơ sở hiện thực. Kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện của bệnh chủ quan duy ý chí, cực đoan, phiến diện, bảo thủ, trì trệ, hời hợt, đại khái trong nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn.
Mọi luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa