Đạo đức xã hội xuống cấp là vấn đề đáng lo ngại ở nước
ta hiện nay. Chúng ta đều nhận thức được tác hại khôn lường của nó đối với sự
phát triển của dân tộc.
Xét ở một khía cạnh nào đó, văn hóa là sản phẩm của một
xã hội. Tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều phản ánh vào văn hóa. Sự xuống
cấp đạo đức cũng nằm trong một bối cảnh chung như thế. Xét theo chiều lịch đại,
chúng ta thấy sự thay đổi nhanh chóng của xã hội Việt Nam. Nhiều thành tựu
chính trị, kinh tế, xã hội và cả văn hóa đã được người dân chứng kiến, đặc biệt
từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, không có bất cứ thứ gì
không có mặt trái của nó. Sự mở cửa về kinh tế, xã hội, quá trình đô thị hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông, bên cạnh
những tác động tích cực, cũng để lại rất nhiều hệ quả. Ở góc độ văn hóa, sự
thay đổi xã hội khiến cho lôgic vận hành của văn hóa thay đổi, bao gồm những vấn
đề của định hướng giá trị, thói quen và phong tục, tập quán của một xã hội đang
trên đà chuyển đổi. Với định hướng giá trị, thì đó là những giá trị cũ, có
những thứ không còn thích hợp thì chưa mất hẳn, còn những giá trị mới, phù hợp
hơn thì chưa thực sự định hình. Có những tấm gương đạo đức trước kia có tác dụng
rất lớn, giờ không còn đóng đúng vị trí của nó nữa!
Xã hội rơi vào tình trạng khủng hoảng giá trị. Từ khủng
hoảng giá trị dẫn đến mất niềm tin và định hướng trong xã hội, đó là lý do quan
trọng của tình trạng xuống cấp đạo đức vì xung đột và khủng hoảng giá trị và niềm
tin. Kể cả những nghề được xã hội coi trọng, xem là cao quý như nghề giáo và
nghề y đang chứng kiến nhiều hiện tượng xuống cấp đạo đức cũng chính vì những
lý do này.
Sự thay đổi thói quen, phong tục, tập quán cũng trong
vòng quay như vậy. Những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc giờ đây bị
thách thức bởi những thói quen mới được ra đời từ cuộc sống giàu sang và tiện
nghi hơn, bị quyến rũ bởi những thông tin về cuộc sống xa lạ ở các xã hội xa lạ.
Điều này dường như còn được làm đậm hơn bởi những “người của công
chúng” khi đưa ra những ca khúc phản cảm với những ca từ nhảm nhí,
lối sống tạo scandal để nổi tiếng bằng mọi giá, bất chấp những giá
trị đạo đức của dân tộc. Tất cả khiến cho nhiều chủ nhân tương lai của xã
hội (thế hệ trẻ) lạc lối trong cách xác định lý tưởng sống cũng như phong cách
sống. Những lối sống mới xa lạ, đua đòi, những phong cách thời trang, nghệ thuật
không phù hợp với chuẩn mực đạo đức dân tộc đã khiến cho xã hội trở nên hỗn loạn
hơn, và đó cũng là nguyên nhân của sự xuống cấp đạo đức trong xã hội xét từ
cách nhìn văn hóa.
Các phương tiện truyền thông đang khiến cho những giá trị phản văn hóa được dung dưỡng, lan truyền bằng những thông tin thiếu định hướng. Việc xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới với internet và điện thoại di động thông minh, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, cũng tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách, đặc biệt trong tầng lớp thanh, thiếu niên. Thế giới ảo nhưng tác động thực là những thứ mà xã hội chúng ta chưa từng chứng kiến và chưa có giải pháp hữu hiệu để đối phó. Trào lưu cá nhân hóa khác rất nhiều so với lối sống vì cộng đồng từng phổ biến trong xã hội truyền thống. Các cá nhân tưởng tượng mình vô danh trên thế giới ảo, có thể thể hiện ý kiến (kể cả bức xúc) của mình theo cả những cách tiêu cực nhất. Và khi chính sự tự kiểm soát bản thân không thể thực hiện được trên môi trường mạng, cái xấu sẽ lan tràn ra toàn xã hội. Đó là những điều chúng ta thực sự lo ngại.
Suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống giống như một căn bệnh lây lan, lây nhiễm rất nguy hiểm; nếu không sớm phát hiện và chữa trị kip thời.
Trả lờiXóa