Ngày 21/9 vừa qua, Freedom
House (FH) tiếp tục vu cáo Việt Nam bằng cách xếp Việt Nam vào nhóm “không có tự
do Internet”. Và như thường lệ, đây cũng là lúc các tổ chức phản động, cơ hội
chính trị được dịp “đục nước béo cò”. Trên các trang mạng Facebook, Blog,
YouTube của tổ chức phản động Việt Tân, các đài VOA, RFA đua nhau khai thác,
chia sẻ, bình luận, cổ súy. Nguy hại hơn khi họ vừa hả hê với kết luận của FH,
vừa lợi dụng vào đó để tiếp tục vu khống Việt Nam.
Đánh giá, xếp hạng của FH
rất không chính xác, thông tin mà FH tiếp cận, thu thập không phải từ các nguồn
chính thống, khách quan. Với Việt Nam, FH chủ yếu khai thác từ các trang mạng,
các địa chỉ truyền thông vốn có thái độ thù địch hoặc thiếu thiện chí với Việt
Nam; các thông tin sai lệch này chủ yếu xuất phát từ một số cá nhân, hội nhóm đội
lốt “dân chủ, nhân quyền”, thực chất là các thế lực chống phá Việt Nam ở nước
ngoài, một số phần tử vi phạm pháp luật ở trong nước.
Tổ chức này không hề có bất
cứ hoạt động khảo sát trải nghiệm thực tế nào ở nước ta, khi không có nguồn
thông tin chính thống và không có các hoạt động kiểm chứng thông tin, mọi đánh
giá, xếp hạng, kết luận vì thế đều phiến diện. Không những thế, trong đánh giá
của FH đã vô cớ công kích, bóp méo pháp luật Việt Nam, nhất là pháp luật trong
lĩnh vực không gian mạng. Đây là những biểu hiện cực đoan của FH đối với vấn đề
tự do Internet ở nước ta.
Thực tế, không một quốc
gia nào trên thế giới lại cho phép các thế lực thù địch, phản động, chống phá tự
tung tự tác, đặt lợi ích của cá nhân, tổ chức mình lên trên tất cả, đặt điều vu
khống, thậm chí là giẫm đạp lên lợi ích quốc gia, dân tộc hay bôi xấu chế độ,
phỉ báng chính quyền. Cũng không một quốc gia nào nhân danh tự do để số đối tượng
xấu vi phạm pháp luật, ngăn cản, chống phá sự phát triển đất nước cũng như những
quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của người dân, đi ngược lại sự phát triển
của thế giới. Quyền tự do Internet không thể nằm ngoài, đứng trên pháp luật.
Đối với Việt Nam, để phù
hợp sự biến đổi mau lẹ của thực tiễn, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng, nước ta đã điều chỉnh, bổ sung, không ngừng hoàn thiện hệ
thống pháp luật nhằm đề cao, tôn trọng các quyền cơ bản, chính đáng của con người,
trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do Internet. Tại Điều 25, Hiến pháp năm
2013 khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật
quy định”. Để bảo đảm các quyền trên, Luật Báo chí (năm 2016), Luật Tiếp cận thông
tin (năm 2016), Luật An ninh mạng (năm 2018)… ra đời, phát huy hiệu quả trên thực
tế, một mặt làm cho tính tích cực tự do Internet góp phần thúc đẩy sự phát triển,
mặt khác ngăn ngừa tiêu cực gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Đi sâu vào mặt tích cực, mặt tiêu cực của tự do Internet, suy đến cùng là do con người sử dụng nó vào mục đích tốt hay xấu. Tự do Internet không phải là thích viết gì thì viết, thích làm gì thì làm như cách mà FH cổ súy, tán dương. Dù cho những giọng điệu này có xuất hiện nhiều hơn trong thời gian tới thì tự do Internet ở Việt Nam theo đúng tên gọi của nó, vẫn là một thực tế không thể phủ nhận.
Các thế lực thù địch rất điên cuồng chống phá Việt Nam; chúng dùng mọi thủ đoạn để chống phá; chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước luận điệu sai trái của kẻ thù để không bị mắc bẫy của chúng.
Trả lờiXóa