Về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam luôn
coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng,
không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo. Pháp luật Việt Nam đã tạo khuôn
khổ pháp lý vững chắc để bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo cho người dân.
Ở Việt Nam, không có việc cưỡng ép từ bỏ niềm tin,
theo dõi, đe dọa, xúc phạm, giam giữ, tra tấn, hạn chế quyền tiếp cận tôn
giáo. Việt Nam nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để kích động hận thù,
chia rẽ, gây mâu thuẫn và xung đột, làm tổn hại đến an ninh, ổn định của đất nước
và cuộc sống yên bình của người dân. Các tôn giáo ở Việt Nam chung sống hòa hợp
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hiện có 42 tổ chức thuộc 15 tôn
giáo được công nhận tư cách pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo,
thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo.
Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo in ấn,
phát hành kinh sách và đồ dùng việc đạo; đảm bảo tự do tôn giáo tín
ngưỡng của các dân tộc thiểu số.
Về quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do hội
họp, thực tiễn cuộc sống là bằng chứng rất rõ nét về việc thụ
hưởng quyền này ở Việt Nam. Có thể thấy, báo chí ở Việt Nam đã
phát triển không ngừng, trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ
chức xã hội, nhân dân, là công cụ bảo vệ quyền của người dân, lợi
ích của xã hội, hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát thực thi pháp
luật, chính sách.
Tính đến tháng 6-2018, cả nước đã có tới có 857 cơ
quan báo chí với 1.119 ấn phẩm, số lượng trang thông tin điện tử tổng hợp được
Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép đến hết tháng 6-2018 là 1.510. Hơn 20 cơ
quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam. Internet phát
triển vô cùng nhanh chóng đang tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận
thông tin, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa. Tỷ lệ hộ gia đình có
truy cập internet là 28,35%, số người dùng Internet ở Việt Nam là khoảng 50 triệu
người, chiếm 54% dân số (so với 30,8 triệu người năm 2013). Việt Nam có 58 triệu
tài khoản sử dụng Facebook.
Quyền lập hội đã được quy định trong Hiến pháp
2013, Bộ luật hình sự 2015 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Đến
năm 2017, Việt Nam có 68.125 hội, trong đó có các tổ chức, hiệp hội của
thanh niên, phụ nữ, công nhân, nông dân, người cao tuổi, người khuyết tật, các
hội từ thiện, các tổ chức khoa học, nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ. 5 tổ
chức chính trị-xã hội lớn có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội là: Công đoàn
Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang xây
dựng Luật về Hội. Dự thảo Luật về Hội đã được tham vấn nhiều lần ý kiến của các
cơ quan Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia và người dân để
trình Quốc hội cho ý kiến.
Quyền bình đẳng trước tòa án và quyền được
xét xử công bằng đã được quy định trong Hiến pháp, các đạo luật liên
quan và đã đi vào thực tế. Năm 2017, Tòa án gia đình và người chưa thành
niên đã được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em dưới 18 tuổi.
Các cơ chế tố tụng được bảo đảm theo hướng công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo
vệ quyền con người; thủ tục phiên tòa được đổi mới. Việc tiếp cận công lý của
người dân luôn được khẳng định … Năm 2018, các Trung tâm trợ giúp pháp lý
(TGPL) đã tiếp nhận, thực hiện 58.887 vụ việc TGPL cho 51.608 lượt người, trong
đó có 18.358 vụ việc tham gia tố tụng (tăng 12,7% so với năm 2017). Đặc biệt,
100% các vụ án hình sự mà yêu cầu phải chỉ định luật sư bào chữa thì đều có sự
tham gia của luật sư, trợ giúp viên pháp lý.
Lĩnh vực hành chính và tư pháp - lĩnh vực gắn chặt với người dân, doanh nghiệp - đã được chú trọng nâng cao chất lượng. Một khối lượng lớn nhu cầu liên quan đến vấn đề hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã được giải quyết, trong đó các cơ quan có chức năng của Việt Nam thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, từng bước hiện đại hóa, tạo thuận lợi cho người dân cũng như đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước.
Tự do nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật
Trả lờiXóa