Có thể thấy, chưa bao giờ
những luận điệu xuyên tạc về công tác phòng chống dịch Covid-19 của các thế lực
chống phá Việt Nam lại dày đặc như hiện nay. Vấn đề là ở chỗ họ không đứng ở
góc độ người dân, những người ngày đêm phải chiến đấu với dịch bệnh để phát
ngôn, họ với mưu đồ xấu nên đã khẳng khái tuyên bố rằng, trong công tác ngăn chặn
dịch bệnh Đảng và Nhà nước ta “Nếu không làm được, hãy để người dân tự cứu
mình”. Đây chính là một sự ngụy biện hết sức thù địch, người dân ở đây là
ai mà cho họ cái quyền đại diện để tuyên bố như vậy.
Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản động tăng cường hoạt động với những chiêu thức, thủ đoạn mới chống phá CNXH, con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Những quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch chống phá này, thể hiện ở số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, xuyên tạc
giá trị, tính khoa học, cách mạng của học thuyết Mác - Lênin, nền tảng tư tưởng
của Đảng về CNXH. Những chiêu bài mà chúng đang sử dụng không mới, nhưng hết
sức tinh vi và thâm độc, tập trung vào việc đưa ra những lập luận, tuyên truyền,
cổ vũ từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, làm lung lay, phủ nhận nền tảng tư tưởng, lý
luận của Đảng. Để phủ định học thuyết Mác - Lênin, các thế lực thù địch
cho rằng, học thuyết Mác - Lênin chỉ phù hợp với thế kỷ XIX và phù hợp trong một
chừng mực nào đó với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phương Tây thời
đó. Lý luận này không còn phù hợp với thế kỷ XX và đặc biệt trong điều kiện
ngày nay càng không phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Từ đó, họ tuyên truyền
xuyên tạc, rêu rao: chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, không phù hợp ở Việt Nam
và cần loại bỏ. Gần đây, trước những khó khăn về kinh tế, xã hội của đất nước,
họ tuyên truyền luận điệu: Việt Nam đang không chỉ bế tắc về kinh tế mà còn bế
tắc cả về tinh thần; và rằng, không ai còn tin vào chủ nghĩa Mác nữa. Họ cho rằng,
học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác chỉ là một mớ lý thuyết suông về
một chủ nghĩa xã hội không tưởng, không bao giờ thực hiện được. Do vậy, sự sụp
đổ của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu và trên toàn thế giới là một tất yếu, là sự cáo
chung đã được báo trước.
Thứ hai, xuyên
tạc CHXH, mục tiêu, lý tưởng con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Với cách diễn
đạt trực diện tấn công: “Vì sao đến giờ này mà Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn
kiên định CNXH, mục tiêu, con đường đi lên CNXH”. Họ cho rằng: ai cũng thấy là
CNXH đã ở vào giờ thứ 25 trên phạm vi toàn cầu, việc thực hiện CNXH tại Việt
Nam đã hoàn toàn thất bại sau 10 năm (1975 - 1985) thực hiện triệt để dù cố
gắng “đổi mới” 10 năm sau đó (1985 - 1995) theo gương “cải tổ” của
Liên Xô vẫn không cứu vãn được. Chúng xuyên tạc: Để được cứu nguy, tránh sự sụp
đổ như Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, đạt được nhiều thành tựu như hiện nay,
thực tế Việt Nam đã thực hiện “kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa”, nhờ đó, Việt
Nam mới phát triển nhiều mặt để có bộ mặt phồn vinh như hôm nay về kinh tế, đời
sống người dân ngày một được cải thiện và nâng cao, chứ không phải kinh tế thị
trường định hướng XHCN…
Thứ ba, đưa ra các
kiến nghị nhiều hình thức, như “gửi thư”, “trao đổi”, “góp ý” kiến nghị vào những
dịp Đại hội Đảng, sửa đổi Hiến pháp…, cho rằng đó là thời cơ để đổi mới chính
trị theo hình thức đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xây dựng nhà nước dựa
trên nền tảng dân chủ, “xã hội dân sự”. Thực chất, ẩn khuất đằng sau những
góp ý này là ý đồ xóa bỏ, lật đổ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Họ cho rằng, chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác.
Có người còn phụ họa với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác CNXH, ca ngợi
một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin
theo chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường đi lên CNXH.
Thứ tư, quan điểm, luận điệu lợi dụng vào những khó khăn tồn tại, hạn chế, thiếu sót, sơ hở trong đời sống xã hội để đánh đồng hiện tượng thành bản chất của CNXH, là kết quả mang lại do đi theo con đường CNXH. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, còn có những hạn chế, yếu kém, thiếu sót, sơ hở trong đời sống về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tình trạng tham nhũng, lãng phí, ô nhiễm môi trường… Các thế lực thù địch lợi dụng để suy diễn, diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau, xuyên tạc, quy chụp rằng đó là bản chất của CNXH, kết quả do con đường đi lên CNXH mang lại…; làm cho những người không có nền tảng tư tưởng chính trị vững vàng dễ bị lầm tưởng, hồ nghi, hoang mang, dao động, thậm chí xét lại, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái về tư tưởng chính trị.
Đây thực chất là những luận điệu phi lịch sử, phản khoa học và phản động. Mục đích của chúng muốn xóa bỏ CNXH, thay đổi thể chế chính trị, hướng lái nước ta từ bỏ con đường đi lên CNXH. Những luận điệu sai trái, xuyên tạc này tác động làm cho một bộ phận quần chúng nhân dân, giới trẻ hồ nghi, bi quan, dao động, suy giảm niền tin vào CNXH, vào con đường đi lên CNXH mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Mọi âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch nhất định sẽ bị lột trần và thất bại
Trả lờiXóa