Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh hiểu
rất rõ rằng: “Tất cả các đảng cách mạng đã bị tiêu vong cho tới nay, đều bị
tiêu vong vì tự cao tự đại, vì không biết nhìn rõ cái gì tạo ra sức mạnh của
mình, vì sợ sệt không dám nói lên những nhược điểm của mình”, nên nhấn mạnh
thang thuốc đặc hiệu để nhìn nhận, đánh giá khuyết điểm, sửa chữa sai lầm chính
là phải hằng ngày, liên tục tự phê bình và phê bình gắn với việc kiểm tra và
giám sát chặt chẽ từ chương trình hành động, kế hoạch của cấp ủy đến của mỗi
cán bộ, đảng viên. Thông qua đó, củng cố và tăng cường khối đoàn kết, thống nhất
trong nội bộ, nhất là ở bộ chỉ huy tối cao (Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư).
Cũng trên cơ sở nhận thức sâu sắc rằng, sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, dạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, ở
cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu nói riêng, nhất là cán bộ lãnh đạo cấp
cao sẽ làm cho sức chiến đấu của Đảng bị tê liệt, nguồn sức mạnh vô địch của khối
đại đoàn kết toàn dân cũng vì thế mà suy kiệt, nên trong Di chúc, Hồ Chí
Minh căn dặn “trước hết nói về Đảng” và chỉ rõ: “Việc cần phải làm trước
tiên là chỉnh đốn lại Đảng”.
Không chỉ khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Hồ Chí Minh còn từ sự tiên liệu về sự suy thoái của một bộ phận cán bộ,
đảng viên khi đất nước chuyển từ thời chiến sang thời bình và căn dặn
trong Di chúc việc phải làm trước tiên là về Đảng. Thực tế, “chỉnh đốn
lại Đảng” là yêu cầu khách quan, tất yếu, là công việc nội tại, thường xuyên của
Đảng cầm quyền, để “làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức
làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân.
Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất
định thắng lợi”. Hơn nữa, vì “Đảng ta một đảng cầm quyền”, nên muốn ra sức làm
tròn nhiệm vụ trước Tổ quốc và nhân dân, muốn liêm chính và phụng
sự trong tư tưởng và hành động, Đảng phải tập trung thực hiện 3 nội dung
chính: 1) “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân
ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất
trí như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. 2) “Trong Đảng phải thực hành dân chủ
rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là
cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải
có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. 3) “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật
sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người
đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Đây chính là những nội dung quan trọng
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận xây dựng một Đảng phụng sự và liêm
chính; là văn hoá Đảng, là bản chất tâm hồn và đạo đức dân tộc Việt mà Đảng
là đại diện, đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ của một Đảng cách mạng
chân chính.
Từ thực tiễn cách mạng; từ tấm gương cuộc đời, sự nghiệp,
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cùng những lời căn dặn đầy tâm huyết
của Người trong các trước tác, đặc biệt là bản Di chúc lịch sử về
công tác xây dựng và chỉnh đốn đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn tự chỉnh đốn,
đổi mới để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Sau hơn 30 năm tiến hành sự
nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng; đã tránh được những sai lầm cố hữu và những tổn thất
do chủ quan duy ý chí, để đưa đất nước ngày một phát triển. Sau 50 năm thực
hiện Di chúc của Hồ Chí Minh về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, vai trò
lãnh đạo của Đảng ngày càng được khẳng định. Vai trò đó thể hiện rõ ở đường lối
chính trị đúng đắn, ở sự kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
ở bản lĩnh chính trị vững vàng của đội ngũ cán bộ, đảng viên khi dũng cảm,
thẳng thắn thừa nhận sai lầm, khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa vì lợi ích của
Tổ quốc và nhân dân; ở tinh thần chủ động đấu tranh để bảo vệ sự trong
sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phê phán và bác bỏ những
quan điểm sai trái của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.
Vai trò đó còn thể hiện ở quá trình Đảng lãnh đạo và tổ chức nhân dân thực hiện
thắng lợi chủ trương, đường lối, nhất là ở vào những thời điểm cam go, bước ngoặt
khó khăn, thử thách của cách mạng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn
những hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng một Đảng cách mạng phụng
sự và liêm chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là: 1) Sự dao động chính trị,
tha hóa đạo đức, sự mất ổn định vững chắc về tư tưởng, tinh thần và sự nao
núng, ngả nghiêng của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong tư tưởng và hành động
trước sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Từ sự giảm sút niềm
tin xã hội chủ nghĩa, “nhạt Đảng”, “nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa”, nhận thức
mơ hồ, lệch lạc về chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội, về đường lối, chủ
trương của Đảng… dẫn đến không dám hoặc không dám công khai đấu tranh với các
quan điểm, hành vi trái với quan điểm của Đảng. Thậm chí có người còn a dua, cổ
súy cho những tư tưởng đó; mất phương hướng tư tưởng, mất khả năng chủ động kiểm
soát và điều chỉnh hành động của mình dẫn đến rơi vào tình trạng khi tả khuynh
khi hữu khuynh, khi tự phát manh động khi phiêu lưu chính trị... 2) Thói thực dụng
trong chính trị và đạo đức, thể hiện trong tư tưởng, hành động và lối sống. Với
những người này, những gì mang lại lợi ích cho mình và phe nhóm mình là quan trọng
nhất và trước hết mà không cần biết tới lợi ích của cách mạng, của nhân dân. Thậm
chí, họ không từ một thủ đoạn nào để chiếm đoạt cho lợi ích riêng của mình và
phe nhóm mình… 3) Tham nhũng chính trị, tha hóa quyền lực khi tự cho mình quyền
“sở hữu”, “hiện thân” quyền lực chính trị mà nhân dân ủy thác, để trao đổi, ban
phát, trục lợi cho mình và nhóm lợi ích của mình, dẫn đến hình thành tệ nạn
gian dối trước cấp trên, cấp dưới và nhân dân; tệ ăn trộm chức quyền như lạm
quyền, lợi dụng quyền; tệ nạn chạy chức quyền, tuổi tác, luân chuyển, bằng cấp;
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ... Những thói hư, tật xấu của một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên không còn phụng sự và liêm
chính như Hồ Chí Minh căn dặn này đã dẫn đến tình trạng cánh hẩu, phường hội
cát cứ, phe nhóm lợi ích, địa phương chủ nghĩa theo kiểu “trên có chính sách,
dưới có đối sách”, hành xử theo lối “nói một đằng, làm một nẻo” miễn là lợi ta
mà không màng đến người chung quanh, xâm hại lợi ích chung, làm phân liệt ý chí
và tan rã sức mạnh của từng cơ quan, địa phương, đơn vị…
Vấn đề này, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa” trong nội bộ” ngày 30/10/2016 đã chỉ rõ; đồng thời, nhận diện và chỉ ra 27 biểu hiện suy thoái của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện. Cụ thể là: “Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác; né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao”; “quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”… Từ đó, Nghị quyết nhấn mạnh: “Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”.
Chúng ta phải tích cực học tập, rèn luyện theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Trả lờiXóa