Một là, cụ
thể hóa các biểu hiện tha hóa quyền lực đối với từng vị trí, lĩnh vực công tác,
trước hết là của cán bộ lãnh đạo, quản lý để biết và thực hiện, tự phòng tránh
không mắc phải sự tha hóa quyền lực dù là nhỏ nhất là cách tốt nhất để phòng ngừa
với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Hai là, thiết
lập cơ chế kiểm soát quyền lực theo nguyên tắc quyền hạn đi đôi với trách nhiệm,
mọi quyền lực đều phải được kiểm soát. Xây dựng quy định về thẩm quyền và trách
nhiệm của tập thể, cá nhân, bảo đảm phải rõ quyền, đủ quyền, đúng quyền và thực
quyền. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế phản biện, chất vấn, giải trình để bảo đảm
công khai, minh bạch; xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm
hoặc đùn đẩy, né tránh, trả thù, trù dập. Nghiên cứu xây dựng quy định phát huy
vai trò, trách nhiệm, quyền của các đại biểu dự đại hội đảng các cấp trong suốt
cả nhiệm kỳ, trước hết là quyền chất vấn, kiểm tra, giám sát đối với các cấp ủy
viên do mình bầu ra. Xây dựng các quy định về báo cáo công việc liên quan đến
công tác cán bộ (tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng....) của cán bộ lãnh đạo đảng,
chính quyền các cấp. Hoàn thiện và đổi mới các quy định của Đảng, trước mắt cần
làm rõ, cụ thể hóa nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng ta.
Ba là, xây
dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức các cấp, nhất là
cán bộ cấp chiến lược có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống mẫu mực, trình
độ, năng lực đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo tinh thần
Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII về công tác cán bộ.
Khi xem xét về sự tha hóa quyền lực của cán bộ, đảng
viên đều phải xét từ góc độ hai phía, người có quyền lực và đối tượng chịu sự
tác động của quyền lực đó. Trong thực tế, sự tha hóa quyền lực thường xảy ra giữa
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có chức vụ, quyền hạn trong hệ thống
chính trị, nhất là của người đứng đầu các cơ quan đảng, nhà nước với cán bộ, đảng
viên dưới quyền thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý mà thường qua đó các bên đều có
lợi ích nhất định. Do đó, việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu
cấp ủy, chính quyền... từ cấp Trung ương đến cơ sở là cực kỳ quan trọng, quyết
định tới kết quả hoạt động của cả hệ thống chính trị theo đúng quy định của Đảng
và pháp luật của Nhà nước.
Bốn là, đổi
mới, sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 6 khóa XII. Đặc biệt, cần quy định hạn chế cấp hàm và cấp phó tối đa
của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là cấp phó trong nội bộ các cơ
quan đảng. Nếu quá nhiều cấp hàm và cấp phó sẽ khó cho việc kiểm soát quyền lực
mà hiệu lực, hiệu quả công tác sẽ không cao. Đồng thời, rà soát và sửa đổi, bổ
sung quy chế làm việc của các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, trong đó cần quy định
rõ ràng nguyên tắc, trách nhiệm, thẩm quyền của tập thể, của người đứng đầu và
từng cấp phó, công chức, viên chức, nhân viên để mọi người thực hiện đúng với vị
trí công việc của mình, nhất là ở những nơi “nhất thể hóa” bí thư cấp ủy đồng
thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
Năm là, tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong việc kiểm soát quyền lực.
Trong đó, cần đẩy mạnh kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và cán bộ theo hướng
đồng bộ hóa các quy định của Nhà nước theo chủ trương, quy định của Đảng về kiểm
tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm. Thực hiện đồng thời cấp trên kiểm tra,
giám sát cấp dưới; kiểm tra, giám sát nội bộ, giám sát từ dưới lên; giám sát
chéo giữa các cơ quan, tổ chức, giám sát của nhân dân.
Sáu là, tăng
cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm về phương thức cầm quyền và việc kiểm soát
quyền lực với các đảng cầm quyền trên thế giới. Đảng phải chú trọng xây dựng bộ
máy rất tinh gọn, không bao biện, làm thay chính quyền; thực hiện nghiêm nguyên
tắc tập trung dân chủ, lấy tư tưởng dân chủ chỉ đạo toàn bộ quá trình hoạt động
của đảng; bảo đảm hoạt động cầm quyền và hiệu quả cầm quyền của đảng phản ánh lợi
ích căn bản của đông đảo quần chúng nhân dân. Tuần tự thúc đẩy dân chủ trong
các khâu bầu cử, ra quyết sách, quản lý và giám sát. Lấy phát triển dân chủ
trong đảng để dẫn dắt dân chủ trong chính quyền và xã hội.
Ngay từ những ngày đầu thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nhận ra những biểu hiện của sự tha hóa quyền lực. Trong bài “Sao
cho được lòng dân” đăng trên Báo Cứu quốc ngày 12-10-1945, với bút danh Chiến
Thắng, Người đã viết: “Thứ nhất, dân ghét các ông chủ tịch, các ông ủy viên vì
cái tật ngông nghênh, cậy thế cậy quyền. Những ông này không hiểu nhiệm vụ và
chính sách của Việt Minh, nên khi nắm được chút quyền trong tay vẫn hay lạm dụng…”./.
Nội dung bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa