Với chính sách tôn giáo
đúng đắn, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc
không theo tôn giáo của mọi người, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của mọi
người, số lượng chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự ngày càng gia tăng; quy mô hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo lớn; chính quyền các cấp đảm bảo an ninh trật tự,
phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các hoạt động tôn giáo
có đông người dân và du khách nước ngoài tham dự... Cụ thể, người có tín ngưỡng,
tín đồ các tôn giáo được tự do bày tỏ đức tin tại gia đình, cơ sở thờ tự hoặc
điểm nhóm đăng ký với chính quyền. Tổ chức tôn giáo được hoạt động theo Hiến
chương, điều lệ, được tạo điều kiện in ấn, phát hành kinh, sách tôn giáo; nâng
cấp, xây mới cơ sở thờ tự; mở rộng quy mô và hình thức sinh hoạt; tăng cường, mở
rộng hoạt động quốc tế… Việc công nhận tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp
luật nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân và sự đánh giá cao của cộng đồng
quốc tế.
Tính đến nay, cả nước có
khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở tín
ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hàng
năm, Việt Nam có gần 13.000 lễ hội, gồm 5 loại: lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử
cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài, lễ hội văn hóa - thể
thao và ngành nghề. Riêng trong lĩnh vực tôn giáo, Việt Nam có khoảng hơn 26,5
triệu tín đồ (chiếm 27% dân số), 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được nhà nước
công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động. Cả nước hiện có hơn 57,4 ngàn
chức sắc, trên 147 ngàn chức việc, hơn 29,6 ngàn cơ sở thờ tự. Số lượng tín đồ
theo các tôn giáo hiện nay khoảng: Phật giáo: 15,1 triệu; Công giáo: 7,1 triệu;
Cao đài: 1,1 triệu; Tin lành: 1 triệu; Hồi giáo: 80.000; Phật giáo Hòa hảo: 1,3
triệu, còn lại là các tôn giáo khác (Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Tứ ân Hiếu nghĩa,
Bà La môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh sư đạo, Minh lý đạo…).
Còn đối với các nhóm người
theo tôn giáo chưa được công nhận về mặt tổ chức hoặc chưa được cấp đăng ký hoạt
động, chính quyền các địa phương vẫn bảo đảm tự do sinh hoạt tôn giáo cho các
tín đồ tại gia đình, điểm nhóm đăng kí với chính quyền hoặc địa điểm hợp pháp
theo quy định của Luật. Hiện nay, có hàng trăm điểm nhóm được cấp đăng ký sinh
hoạt tôn giáo tập trung, trong đó có cả điểm nhóm của người nước ngoài. Tính đến
năm 2020, khu vực Tây Nguyên hiện có khoảng 580.000 tín đồ đạo Tin lành thuộc
33 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 311 chi hội, 183 nhà thờ,
hơn 1.700 điểm nhóm được chính quyền địa phương cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo
tập trung. Tại khu vực miền núi phía Bắc có khoảng 250.000 tín đồ đạo Tin lành
đang sinh hoạt tại 14 chi hội và hơn 1.600 điểm nhóm, trong đó chính quyền địa
phương đã cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho gần 800 điểm nhóm.
Nói về những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong việc tự do tôn giáo, từ năm 2017, mục sư F.Graham - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hiệp hội truyền bá phúc âm Billy Graham và là một trong các mục sư nổi tiếng nhất ở Mỹ, người trực tiếp chủ trì hai buổi truyền giảng với sự tham dự của hơn mười nghìn người tại Hà Nội từng trả lời phỏng vấn hãng AP rằng: “Chính quyền Việt Nam đã không đặt ra bất kỳ điều kiện nào cho việc tổ chức hai buổi truyền giảng. Chúng tôi chỉ là khách, chính quyền chưa nói với tôi là được nói gì hoặc không được nói gì” rằng “tự do tôn giáo tại Việt Nam đang được cải thiện”.
Mỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóa