Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

NHỮNG THUẬN LỢI CỦA ĐỐI GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, số và chất lượng giai cấp công nhân Việt Nam đã và đang tăng lên. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, hiện nay, tổng số công nhân nước ta chiếm tỷ lệ khoảng 13% số dân và 24% lực lượng lao động xã hội, bao gồm số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước; đang làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài; số lao động giản đơn trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể. Dự báo đến năm 2020, giai cấp công nhân có khoảng 20,5 triệu người. Công nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh; ngược lại, công nhân trong doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm về số lượng.

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến tăng lên. Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai…

1 nhận xét: