Một
là, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền,
giáo dục, định hướng thông tin, tư tưởng cho nhân dân. Thực tiễn chỉ
ra rằng, khi nào người dân được tiếp cận thông tin chính thống một cách đầy đủ,
kịp thời, chính xác thì khi đó họ mới có nhận thức đúng và “miễn dịch”, “tự đề
kháng” trước những thông tin thất thiệt, xấu độc; trên cơ sở đó, chủ động đấu
tranh loại bỏ thông tin sai trái này một cách hiệu quả. Vì thế, để giữ vững
“trận địa thông tin”, bảo vệ quyền tự do thông tin, làm trong sạch môi trường
thông tin trong xã hội thì các cấp, nhất là cơ quan chức năng cần thực hiện
nghiêm cơ chế cung cấp thông tin (người phát ngôn) đối với báo chí, truyền
thông để chuyển tải thông tin nhanh, chính xác, phản bác lại mọi thông tin thất
thiệt, độc hại. Đồng thời, qua thông tin chính thống cần chủ động định hướng tư
tưởng cho nhân dân trước những sự kiện “nóng”, nhạy cảm trong nước và quốc tế
tạo sự đồng thuận trong xã hội với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
và pháp luật Nhà nước. Đặc biệt, cần tuyên truyền để nhân dân thấy rõ âm mưu,
thủ đoạn chống phá Nhà nước ta của các thế lực thù địch trên internet; làm rõ những vấn đề phức
tạp mà xã hội đang quan tâm, không để người dân bị “đói”, bị “nhiễu” thông tin.
Hai
là, phát huy mạnh mẽ vai trò của các
cơ quan báo chí, truyền thông trên internet
Theo thống kê của Bộ Thông tin và
Truyền thông, hiện nay, Việt Nam có: 857 cơ quan báo chí, với trên 18.000 nhà
báo được cấp thẻ nhà báo; có 105 báo, tạp chí điện tử, 248 trang thông tin điện
tử tổng hợp của các cơ quan báo chí... Đây là lực lượng quan trọng, vũ khí sắc
bén của Đảng để đấu tranh làm thất bại các quan điểm thù địch, sai trái trên internet.
Trong thời gian tới, lực lượng này cần tiếp tục phát huy tốt vai trò của mình
trong công tác tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, đồng thời kiên quyết
đấu tranh loại bỏ thông tin “bẩn” dưới mọi hình thức.
Ba
là, quan tâm xây dựng, củng cố,
nâng cao khả năng đấu tranh của lực lượng nòng cốt, chuyên sâu. Đấu
tranh phản bác các quan điểm thù địch, sai trái trên lĩnh vực chính trị, tư
tưởng, văn hóa nói chung, trên internet
nói riêng là việc làm thường xuyên nhưng không hề đơn giản. Do đó,
cùng với lực lượng rộng rãi, cần tổ chức lực lượng đấu tranh nòng cốt, chuyên
sâu. Đây là lực lượng có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ lý
luận, nhiệt huyết, dũng khí và có trình độ, khả năng chuyên môn cao trong sử
dụng các phương tiện kỹ thuật, khai thác internet để viết bài phản bác các
thông tin xấu độc. Tuy nhiên, để phát huy tốt hơn nữa vai trò của đội ngũ này,
tạo điều kiện cho họ sáng tạo ra những tác phẩm báo chí chất lượng cao, có sức
thuyết phục người đọc, cần chú trọng mở các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về phương
pháp, kỹ năng viết bài và khuyến khích, động viên tự học, tự rèn nâng cao trình
độ mọi mặt, cập nhật thông tin, tình hình thực tiễn.... Đồng thời, coi trọng
đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, phương tiện… giúp họ phát huy năng
lực trong quá trình đấu tranh với loại thông tin thất thiệt trên internet. Gắn liền với đó, cần thực
hiện tốt phương châm gắn “xây với chống”, lấy xây là chính, chống là quan
trọng. Trong đó, tập trung xây
dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh, thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ,
tích cực phòng gian, bảo mật, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán
bộ, đảng viên, nhân dân. Trong quá trình thực hiện, cần xây dựng quy
chế, quy định sử dụng internet phù hợp với pháp luật; quản lý chặt chẽ tài liệu
mật; nắm chắc địa bàn, nội bộ và các mối quan hệ xã hội của cán bộ, nhân viên;
giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn, kỷ luật thông tin, nhất là khi trao đổi, chia sẻ
trên các trang mạng xã hội, blog cá nhân, đảm bảo không để kẻ xấu lợi dụng
thông tin để “nhào nặn” thành tin thất thiệt phục vụ cho mưu đồ của chúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét