Nâng cao dân trí góp phần tạo sức mạnh
tổng hợp để phòng, chống các hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
địch, phản động là vấn đề quan trọng hiện nay. Để thực hiện tốt, chúng ta cần
tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó, giải quyết tốt một số nội dung chủ
yếu sau.
Một
là, phát
huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường tuyên truyền
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho toàn
dân. Đặc biệt, đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào tôn giáo, dân tộc thiểu
số - nơi trình độ dân trí thấp cần kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền và coi
trọng phát huy vai trò của các chức sắc, chức việc tôn giáo, già làng, trưởng
bản, đội ngũ tuyên truyền viên, cán bộ cơ sở. Thông qua đó, kịp thời truyền tải
một cách sâu rộng những giá trị văn hóa dân tộc, đạo đức cách mạng, luân lý và
những quan điểm thẩm mỹ tiến bộ, cũng như thành tựu của công cuộc đổi mới đất
nước, của khoa học - công nghệ, v. v. Từ đó, giúp họ nhận thức đúng về âm mưu,
thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; thúc đẩy họ áp dụng những tiến bộ
khoa học, kỹ thuật mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần
- cội nguồn sức mạnh phòng, chống “diễn biến hòa bình”.
Đồng
thời, tăng cường quản lý công tác xuất bản, phát hành và ngăn chặn kịp thời
những văn hóa phẩm xấu độc, nhất là quản lý hệ thống thông tin mạng, những
thông tin có nguồn từ nước ngoài, mạng xã hội,… làm cho nhân dân tin tưởng
tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước.
Hai
là, đổi
mới, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân ở các cấp học từ giáo dục mầm non,
phổ thông, dạy nghề đến cao đẳng, đại học; chú trọng phổ cập giáo dục ở vùng
kinh tế khó khăn, vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hình thành mạng lưới dạy nghề cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu
số, người tàn tật, gắn dạy nghề với tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo. Xây dựng
hệ thống giáo dục thường xuyên, thực hiện nhiều hình thức đào tạo đáp ứng yêu
cầu đa dạng của đội ngũ lao động, giảm sự bất bình đẳng giữa các vùng miền,
trong các khu vực kinh tế. Chú trọng bồi dưỡng các giá trị văn hóa, lý tưởng
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo
đức, cốt cách con người Việt Nam cho thanh niên, học sinh, sinh viên.
Ba
là, nâng
cao đời sống văn hóa cơ sở, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với việc không ngừng nâng cao chất
lượng hoạt động của công tác giáo dục trong các nhà trường, cần coi trọng xây
dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế và cơ sở văn hóa, như: nhà văn hóa, câu
lạc bộ, thư viện, bảo tàng, công viên văn hóa, v.v. Trong quá trình xây dựng
nông thôn mới, các chương trình dự án quốc gia phải gắn kết chặt chẽ các phong
trào thi đua với các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của các địa phương, nhất là
các chỉ tiêu về giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng việc làm; các phong trào như: “xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “cả nước chung tay xây dựng nông thôn
mới”, các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời
sống nhân dân, nhằm quy tụ lòng người, tạo sức mạnh tổng hợp phòng, chống các
hoạt động “diễn biến hòa bình”.
Bốn
là, thường
xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ trí thức – lực lượng nòng cốt
thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Coi trọng kết hợp
công tác giáo dục với định hướng chính trị, xây dựng cho họ có bản lĩnh chính
trị, lập trường kiên định, vững vàng, có trình độ chuyên môn, học hàm, học vị,
tạo điều kiện cho họ phát huy trí tuệ cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt trong bối cảnh phức tạp hiện
nay, càng cần phải khơi dậy, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa,
nhất là âm mưu, thủ đoạn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù
địch để góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét