Một là, tích cực quán triệt các chủ trương, đường
lối của Đảng về xây dựng và phát triển tinh thần yêu nước của người Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập quốc tế; cần xác định tầm quan trọng của việc đẩy mạnh
tinh thần yêu nước; cụ thể hóa thành các chính sách, phong trào phát triển tinh
thần yêu nước đem lại hiệu quả cụ thể, thiết thực. Việc tuyên truyền, giáo dục
tinh thần yêu nước; phát triển các phong trào thi đua yêu nước luôn được Đảng
yêu cầu qua các kỳ Đại hội Đảng; tiếp tục được phát triển trong các văn kiện
Đại hội XII của Đảng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước yêu cầu: xây dựng lòng yêu nước, với
mục tiêu “đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của
mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước” và
nhiệm vụ “Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm
là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân
cách”.
Hai
là, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Bởi ở trong mô hình nhà nước
này, tinh thần yêu nước có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Nhà nước cần bảo đảm phát
triển mọi lợi ích chính đáng của nhân dân, để nhân dân có cơ hội thể hiện lòng
yêu nước; đồng thời có những chế tài nghiêm trị những hành vi hại nước, hại
dân. Nhà nước, với các công cụ pháp lý hiệu quả, bảo đảm đường lối, chính sách
về phát triển đất nước, nhất là trong kinh tế, được thực hiện hiệu quả, minh
bạch, kỷ cương; tạo điều kiện để bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc...
Ba
là, công tác tư tưởng của Đảng, Nhà nước cần thúc
đẩy, lan tỏa giá trị của tinh thần yêu nước trong toàn xã hội. Cần có sự tổng
kết thực tiễn để đề ra lý luận về phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay cũng như các giai đoạn tiếp theo. Công tác tư tưởng cần thấu
triệt trong nhân dân các nội dung: yêu nước, trước hết là yêu đồng bào, cái gì
có lợi cho nhân dân thì phải ra sức làm; mỗi người dân Việt Nam đều phải phát
huy tinh thần yêu nước của bản thân, thúc đẩy tinh thần yêu nước của cộng đồng.
Bốn là, xây dựng tinh thần yêu nước là nội dung quan trọng của sự
nghiệp giáo dục. Cần quán triệt thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản giáo dục
và đào tạo, trong đó có mục
tiêu “Giáo dục con người Việt Nam... yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào;
sống tốt và làm việc hiệu quả”. Trong đổi mới giáo dục, bên cạnh việc nâng cao chất
lượng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thì nội dung quan trọng cần thường
xuyên được thực hiện là giáo dục tinh thần yêu nước để nhân lực, nhân tài được
đào tạo ra sẽ phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Năm
là, phát triển các phong trào thi đua yêu nước trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống, từ lao động, sản xuất, học tập, chiến đấu,
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân,... đến ưu tiên sử dụng hàng hóa được sản
xuất trong nước, các việc thiện nguyện, các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội,
bảo vệ môi trường... Yêu nước là giữ gìn hình ảnh đất nước trong con mắt bạn bè
quốc tế; xây dựng và phát huy tự hào dân tộc; xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân. Cần lấy tinh thần yêu nước là điểm chung trước hết để xây nên khối đại
đoàn kết dân tộc. Yêu nước cần được xác định là “nghĩa lớn”, để vượt qua các
“lợi nhỏ” của cá nhân và nhóm xã hội.
Thông
qua các hoạt động thực tiễn hiệu quả, mà nền tảng được xây dựng bởi lòng yêu
nước, phát huy tinh thần yêu nước trong giai đoạn hiện nay trở thành một nhân
tố của sức mạnh quốc gia thời kỳ hội nhập quốc tế. Khi trở thành sức mạnh quốc
gia thì tinh thần yêu nước đem đến những giá trị vô cùng to lớn, có thể thành
lợi thế so sánh trên trường quốc tế, giống như cha ông ta đã làm được trong suốt
chiều dài lịch sử dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét