Cách mạng Tháng Mười là cột mốc mở đầu thời đại ngày nay. Con đường Cách mạng Tháng Mười Nga đã đưa
nhân loại sang một trang sử mới, ở đó giấc mơ về một cuộc sống không còn bóc lột,
áp bức, bất công đã trở thành hiện thực sinh động cho hàng tỷ người trên một
không gian thật sự rộng lớn của địa cầu. Ðộng lực và cảm hứng từ Cách mạng
Tháng Mười đã xác lập nên xu hướng vận động chủ đạo của lịch sử thế giới hiện đại:
đó là xu hướng phê phán, phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một chế độ
xã hội tiến bộ hơn. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đã
đạt tới đỉnh cao bằng việc giành chính quyền về tay nhân dân. Đây là một sự kiện
lịch sử vĩ đại của loài người và nó có ý nghĩa to lớn đối với
nước Nga, quốc tế và đặc biệt
đối với cách mạng Việt Nam.
Đối với cách mạng thế
giới:
- Đập tan ách áp bức bóc lột của
chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga. Mở ra kỷ nguyên mới,Lần
đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa công nhân, nông dân lên nắm quyền, xây
dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
- Đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở một khâu quan
trọng của nó là chủ nghĩa đế quốc, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống
duy nhất trên thế giới.
- Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười
Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công
nhân ở các nước phương Tây có sự gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc
- Cung cấp
cho phong trào cách mạng thế giới những bài học kinh nghiệm quý giá.Đi vào lịch
sử nhân loại như một sự kiện trọng đại, mở đầu thời kì mới – thời kì lịch sử thế
giới hiện đại.
Dưới tác động và ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga
và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và
phong trào đấu tranh của công nhân các nước tư bản phương Tây phát trển
mạnh mẽ và gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ
thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Lực lượng các mạng của
giai cấp vô sản các nước đều tìm con đường tập hợp nhau lại để
thành lập tổ chức riêng của mình. Do đó tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản
(Quốc tế thứ III) được hình thành ở Ma-xkơ-va, đánh dấu giai đoạn mới trong
phong trào cách mạng thế giới. Các ĐCS
nối tiếp nhau ra đời (ĐCS Pháp 1920, ĐCS Trung Quốc 1921... ), càng
tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt
Nam.
Đối với cách mạng Việt Nam:
Cách mạng tháng Mười Nga và sự phát triển của phong
trào Cách mạng vô sản thế giới đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa
chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, sau
khi đọc bản “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Nguyễn Aí
Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đã tin theo Quốc tế Cộng
sản, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và tích cực để truyền bá tư tưởng Mác –
Lênin vào Việt Nam để đi tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam mở đường
giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Qua đó
lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét