Trong
xã hội nguyên thủy, loài người trải qua 2 hình thức cộng đồng thị tộc cơ bản là thị tộc mẫu hệ và thị tộc phụ hệ.
Thị tộc mẫu hệ là loại hình thị
tộc mà người phụ nữ nắm vai trò điều hành toàn bộ hoạt động trong gia đình và
xã hội thị tộc, con cái sinh ra tính theo họ mẹ, hôn nhân cư trú bên nhà vợ.
Thị
tộc mẫu hệ là hình thức thị tộc đầu tiên và phổ biến của xã hội loài người, ra
đời và tồn tại hàng vạn năm suốt giai đoạn cực thịnh của công xã nguyên thủy. Người
phụ nữ có vai trò lớn, là người đứng đầu gia đình và các thị tộc. Vì thế, giai
đoạn này gọi là thị tộc mẫu hệ hay mẫu
quyền, được Ph.Ăngghen chỉ ra 10 đặc điểm: Thành viên có quyền bầu cử, bãi miễn
tù trưởng và thủ lĩnh quân sự theo phổ thông đầu phiếu; thị tộc ngoại hôn; tài
sản của thành viên chết để lại cho thị tộc; tác thành viên có trách nhiệm giúp
đỡ, bảo vệ nhau; có tên gọi riêng; thị tộc có quyền nhận người làm con nuôi, kể
cả tù binh; thị tộc có nghi lễ tôn giáo chung; thị tộc có nghĩa địa chung; tài
sản là của chung và phân phối bình quân; cơ quan quyền lực cao nhất của thị tộc
là đại hội dân chủ toàn thị tộc.
Mỗi
thị tộc mẫu hệ gồm nhiều đại gia đình mẫu hệ cùng huyết thống, có 4 đến 5 thế
hệ ở chung từ 50 đến 100 người. Con cái sinh ra tính
theo dòng họ của người mẹ; trong hôn nhân, người chồng cư trú bên vợ. Đứng đầu
gia đình là người phụ nữ có uy tín, am hiểu phong tục tập quán, kinh nghiệm sản
xuất.
Thị tộc phụ hệ là giai đoạn kế
tiếp thị tộc mẫu hệ, ra đời từ thời kỳ đồ đá mới trở đi (6.000-8.000 năm trước),
từ sự phát triển của sản xuất, “nông nghiệp cuốc” chuyển sang “nông nghiệp cày”,
chăn nuôi tách khỏi trồng trọt… vì cần có sức khỏe của người đàn ông, làm thay
đổi vị trí nam nữ.
Thị
tộc phụ hệ là loại hình thị tộc trong
đó người đàn ông nắm quyền điều hành toàn bộ hoạt động của gia đình và xã hội
thị tộc, con cái sinh ra tính theo dòng họ cha, hôn nhân cư trú bên chồng.
Thị
tộc phụ hệ có các đặc điểm: Có nghi lễ tôn giáo chung; có nghĩa địa chung; quyền
kế thừa tài sản trong nội bộ thị tộc; có nghĩa vụ giúp đỡ bảo vệ nhau; có hôn
nhân nội tộc trong trường hợp cần giữ tài sản của thị tộc, song hôn nhân phổ
biễn là ngoại hôn; tài sản là của chung; huyết tộc tính theo dòng cha; cấm nội
hôn; thị tộc có quyền nhận người làm con nuôi; thành viên có quyền bầu cử và
bãi miễn tù trưởng và thủ lĩnh quân sự.
Thị
tộc mẫu hệ và phụ hệ có nhiều đặc điểm giống nhau. Sự khác nhau được thể hiện ở
chỗ: Thị tộc mẫu hệ, huyết tộc tính theo dòng mẹ, thị tộc phụ hệ tính theo dòng
cha; trong thị tộc mẫu hệ, quần hôn đậm nét, còn ở thị tộc phụ hệ đã mờ nhạt,
chuyển sang hôn nhân một vợ một chồng; hôn nhân ở thi tộc mẫu hệ là cư trú bên
vợ, còn thị tộc phụ hệ là cư trú bên chồng. Về tổ chức xã hội, thị tộc mẫu hệ dừng
ở liên minh bộ lạc, còn thị tộc phụ hệ đã xuất hiện bộ tộc (xã hội sơ kỳ có
giai cấp); chế độ tư hữu đã nảy sinh và đưa đến sự tan rã của xã hội công xã
nguyên thủy ở cuối giai đoạn thị tộc phụ hệ.
Em còn thấy thiếu phần thời gian xuất hiện thị tộc màu hệ. Mong thầy bổ sung thêm
Trả lờiXóa😑😅😁😎🐯🦁🐶🐽🍉🍑🍕🌰🌭🌮🍞🍖🍗🍎🍈🍇🏛🏢🌋🏝🏜⛪🕋🕌⛩⚽
Trả lờiXóaha3rg#rdv code in the mazing
Trả lờiXóadài không hay , bố cục không rõ ràng , khiến người hỏi ko bt lm sao cả
Trả lờiXóako hay
Trả lờiXóaKo hay
Trả lờiXóa
Trả lờiXóanhư 💩
nguồn ở đâu ạ?
Trả lờiXóako rõ ràng và dài dòng
Trả lờiXóaViết cần có bố cục chia phần hơn và chia luận điểm chứ viết suôn khó hiểu, thiếu chính xác
Trả lờiXóa💩🌚💩🌚💩🌚💩💩🌚💩🌚💩💩💩💩💩💩💩💩🖕🖕🖕🖕🖕🖕🖕🫷🫵🫵🫵🫵🫵🫵🫵🫵🫵
Trả lờiXóaCho em hỏi công xã thị tộc mẫu hệ tôn ai làm người đứng đầu
Trả lờiXóa