Thứ Ba, 11 tháng 6, 2024

DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA CÔNG NHÂN DỆT THÀNH PHỐ LIÔNG Ở PHÁP (1831 - 1834) LÀ GÌ?

 

Ở nước Pháp vào những năm 30 của thế kỷ XIX, thành phố Liông là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn trong xã hội, điển hình là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản. Sự bóc lột tàn nhẫn,  thậm tệ của giới chủ làm cho đời sống của giai cấp vô sản ngày càng vất vả, khổ cực, do đó họ đã tìm cách phản kháng, đứng dậy đấu tranh chống lại giai cấp tư sản.

Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố Liông nổ ra ngày 21 tháng 11 năm 1831 được sự ủng hộ nhiệt tình của công nhân các ngành khác. Mục đích cuộc khởi nghĩa, thông qua biểu tình đòi giới chủ ở Liông thực hiện bản tính công mới vừa được thông qua tại Ủy ban liên hợp, gồm đại biểu những người thợ dệt và các nhà công nghiệp. Sau 3 ngày giao tranh ác liệt, công nhân đã chiếm được thành phố, lập ra Ủy ban công nhân để theo dõi giám sát hoạt động của Thị trưởng thành phố.

Giai cấp tư sản không những không đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của công nhân dệt mà còn cho cảnh sát nã súng vào đoàn người biểu tình, buộc công nhân phải cầm vũ khí chiến đấu. Sau một thời gian ngắn cuộc khởi nghĩa của công nhân bị giai cấp tư sản đàn áp tàn khốc dẫn đến thất bại.

Đến tháng 4 năm 1834, công nhân dệt thành phố Liông lại tiếp tục đứng lên khởi nghĩa. Lần này họ đấu tranh với mục đích chính trị sâu sắc, đòi thiết lập chế độ cộng hòa, họ gương cao khẩu hiệu “Nền cộng hòa hay là chết”. Cuộc đấu tranh lần này diễn ra vô cùng quyết liệt, sau 6 ngày đấu tranh anh dũng trên đường phố, cuộc khởi nghĩa của công nhân bị đàn áp thảm khốc, cuối cùng dẫn đến thất bại. Tuy thất bại, song cuộc khởi nghĩa đã báo hiệu thời kỳ đấu tranh mới, quyết liệt của giai cấp công nhân Pháp đối với giai cấp tư sản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét