Thứ Tư, 5 tháng 6, 2024

NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI CÓ Ý NGHĨA GÌ?

 

Nghiên cứu lịch sử phong trào công nhân quốc tế giai đoạn trước khi đảng cộng sản ra đời có ý nghĩa rất quan trọng, đó là: 

Thấy rõ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nổ ra là một tất yếu do sự vận động của những mâu thuẫn đối kháng về lợi ích giữa giai cấp vô sản bị bóc lột và và giai cấp tư sản thống trị, bóc lột. Nó phản ánh một hiện thực xã hội của những lao động “người cùng khổ” với khá vọng được giải phóng thoát khỏi tình cảnh bóc lột về kinh tế, áp bức về tinh thần. Những cuộc đấu tranh độc lập của giai cấp công nhân khi chưa có chính đảng cách mạng lãnh đạo chỉ là mang tính tự phát, nhưng từng bước đã thể hiện tính tích cực chính trị, từ chỗ đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế, trước mắt đến đấu tranh đòi quyền lợi về chính trị, vì lợi ích giai cấp, cơ bản lâu dài. Phong trào công nhân quốc tế không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên của lịch sử, mà là nhu cầu tự giải phóng từ những mâu thuẫn trong lòng chế độ bóc lột.

Nó thể hiện bản chất của giai cấp lao động tiến bộ trong nền đại công nghiệp, luôn vươn tới những giá trị tự do, công bằng, bình đẳng, nhân văn. Những cuộc vận động, cuộc đấu tranh độc lập của giai cấp công nhân khi chưa có chính đảng cách mạng lãnh đạo, mặc dù không giành được thắng lợi triệt để, song đã cho thấy tinh thần cách mạng của những người vô sản đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại không chịu khuất phục bởi chế độ áp bức, bóc lột, bất công.

Nghiên cứu lịch phong trào công nhân quốc tế giai đoạn trước khi đảng cộng sản ra đời mới thấy rõ nội dung, tính chất của phong trào công nhân khi chưa có đội tiền phong lãnh đạo; đồng thời, khẳng định vai trò to lớn của chính đảng cách mạng. Thực tế cho thấy, khi chưa có đảng, hoạt động của phong trào công nhân chủ yếu vẫn mang tính tự phát; từ khi đảng cộng sản được thành lập (6/1847), phong trào công nhân chuyển dần từ tự phát lên tự giác và đáp ứng mục tiêu, xu hướng phát triển của phong trào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét