Thứ Ba, 11 tháng 6, 2024

VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN QUA PHONG TRÀO HIẾN CHƯƠNG Ở ANH (1835-1848) LÀ GÌ?

 

Vào những năm 30 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển tương đối mạnh mẽtạo nên cảnh bần cùng về đời sống vật chất lẫn tinh thần của công nhân. Cho nên, lúc này giai cấp công nhân cần nhu cầu tham gia chính quyền để có tiếng nói, nhằm cải thiện đời sống của mình và góp phần cải tạo chế độ xã hội.

Năm 1835, một nhóm thợ thủ công đã lập ra Hội công nhân Luân Đôn, nhằm đấu tranh cho quyền phổ thông đầu phiếu của mình. Tháng 5 năm 1835 những người lãnh đạo Hội đã soạn thảo bản Hiến chương với nội dung đề xuất việc thi hành quyền phổ thông đầu phiếu, bãi bỏ tiêu chuẩn tài sản để được bầu làm nghị sĩ, bỏ phiếu kín phân đều các khu vực bầu cử… Dần dần phong trào có nhiều lực lượng khác trong xã hội xã hội cùng tham gia hưởng ứng. Từ năm 1837 đến năm 1838, xuất hiện thêm các tổ chức chính trị của công nhân như: Hội dân chủ Luân Đôn và Đại liên minh miền Bắc. Những tổ chức này cũng hoạt động theo các mục tiêu của phong trào Hiến chương. Năm 1839 phong trào có thêm sự ủng hộ đông đảo của công nhân ở Anh và Xcốtlen.

Đại hội Đại biểu lần thứ nhất Phong trào Hiến chương ở Anh khai mạc vào ngày 4 tháng 2 năm 1839 đã thông qua bản kiến nghị về cải cách bầu cử. Kết quả, đến tháng 5 năm 1839 đã thu được 1,28 triệu chữ ký vào bản kiến nghị đòi chính phủ phải thực hiện những yêu sách, nếu không sẽ tổ chức đấu tranh bằng bạo lực. Bản kiến nghị của giai cấp vô sản đưa ra đã bị Quốc hội bác bỏ. Do đó, giai cấp vô sản đã tổ chức phát động đấu tranh bằng bạo lực.

Ngày 17 tháng 7 năm 1839, khởi nghĩa đã chính thức nổ ra ở Bớcminham, nhưng 2 ngày sau đã bị giai cấp tư sản dập tắt, cuối năm ấy phong trào Hiến chương tạm thời lắng xuống. Đến năm 1842, Phong trào Hiến chương lại được tiếp tục dấy lên mạnh mẽ và đã tổ chức lấy được 3,5 triệu chữ ký vào bản kiến nghị, nhưng cũng không đạt được kết quả. Từ năm 1847 đến 1848, một cao trào mới của phong trào Hiến chương lại nổi lên rầm rộ khắp nơi. Lần này bản kiến nghị đòi cải cách quyền bầu cử và thu được nhiều chữ ký nhất, có tới hơn 5 triệu người đã ký vào bản kiến nghị, một lần nữa nghị viện tư sản lại bác bỏ. Những kiến nghị chỉ là những yêu cầu của giai cấp công nhân, trên thực tế các nội dung đó đều không được giai cấp tư sản đáp ứng.

Những thất bại trong việc đưa kiến nghị đã làm cho Phong trào Hiến chương bị suy yếu, nội bộ nảy sinh mâu thuẫn, bất đồng, vì vậy đến đầu những năm 50 của thế kỷ XIX phong trào chính thức tan rã.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét