C.Mác và Ph.Ăngghen có vai trò rất lớn trong việc chuẩn bị các điều kiện về
tư tưởng - lý luận và tổ chức nhằm đưa phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
đi đến thắng lợi. Đặc biệt là đối với sự ra đời của “Đồng minh những người cộng
sản”, được thể hiện trên các nội dung như sau:
C.Mác và Ph.Ăngghen thông qua hàng loạt các tác phẩm, đặt cơ sở lý luận cho
sự hình thành học thuyết Mác. Từ năm 1844 đến năm 1847, các tác phẩm viết chung
và riêng của hai ông như: “Lời nói đầu góp phần phê phán triết học pháp quyền
Hêghen, “Gia đình thần thánh”, “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”; “Hệ tư tưởng
Đức”, “Luận cương về Phoiơbắc”… đã trình bày những vấn đề cơ bản về triết học đứng
trên thế giới quan, lập trường của giai cấp vô sản, lập trường cộng sản.
C.Mác và Ph.Ănghen là người sáng lập và đề ra mục đích hoạt động “Đồng minh
những người cộng sản”. Hai ông đã đồng ý tham gia “Liên đoàn những người chính
nghĩa” với điều kiện “Liên đoàn” phải được cải tổ. Việc cải tổ “Đồng minh những
người chính nghĩa” được thực hiện tại Đại hội I vào tháng 6 năm 1847. Đại hội
đã quyết định thành lập cơ quan xuất bản, báo chí; khai trừ những người theo
Vaitơlinh ra khỏi “Liên đoàn”.
C.Mác và Ph.Ăngghen là người soạn thảo Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản - văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội
khoa học, bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân. Tháng 2
năm 1848, Cương lĩnh của “Đồng minh những người cộng sản” được công bố ở Luân
Đôn dưới hình thức một bản tuyên ngôn - Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Từ đây,
giai cấp công nhân đã có lý luận cách mạng soi đường để thực hiện mục tiêu cuối
cùng của những người cộng sản là xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét