Năm 1836 tổ chức “Liên đoàn những người chính nghĩa” được thành lập ở Pari,
do những người thợ thủ công lưu vong của Đức sáng lập. Tổ chức này do Baue,
Vaitơlinh, Gimôn và Sáppe lãnh đạo. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, lúc này “Liên đoàn” bộc lộ không còn phù hợp
cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, do đó đòi hỏi phải có một tổ chức mới phù
hợp hơn, đáp ứng yêu cầu mới của phong trào công nhân.
Năm 1847, C.Mác và Ph.Ăngghen tham gia “Liên đoàn những người chính nghĩa”
và được mời tham gia tiến hành cải tổ “Liên đoàn”. Việc cải tổ được thực hiện tại
Đại hội I vào tháng 6 năm 1847 ở Luân Đôn, thủ đô nước Anh. Đại hội đã quyết định
đổi tên “Liên đoàn những người chính nghĩa”
thành “Đồng minh những người cộng sản”; thành lập cơ quan xuất bản, báo
chí; khai trừ những người theo Vaitơlinh ra khỏi “Đồng minh”. Đại hội đã tiến
hành thảo luận dự thảo điều lệ mới, sau đó phân phát cho các chi bộ, lấy ý kiến
và sẽ thông qua ở đại hội tới. Đại hội quy định
cơ quan cao nhất của Đồng minh là đại hội được triệu tập thường kỳ, Ban Chấp
hành Trung ương thực hiện quyền chấp hành.
Đại hội II của “Đồng minh những người cộng sản” được tổ chức ở Luân Đôn vào
đầu tháng 12 năm 1847. Thông qua “Đồng minh”, C.Mác, Ph.Ăngghen và các cộng sự
kiên quyết bảo vệ những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản và đấu tranh bảo vệ
các quan điểm của mình; đồng thời, thông qua Điều lệ quy định nguyên tắc tổ chức
của “Đồng minh những người cộng sản” là nguyên tắc tập trung dân chủ. Qua đó,
“Đồng minh những người cộng sản” chính thức trở thành một đảng cách mạng của
giai cấp vô sản, có điều lệ, tiêu chí, mục đích rõ ràng. “Đồng minh những người
cộng sản” đã giao cho C.Mác và Ph.Ăngghen trực tiếp viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản, văn kiện chính trị quan trọng của những người cộng sản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét