Sau cách mạng 1848-1849 ở châu Âu, chủ nghĩa tư bản có bước phát triển mới.
Kinh tế phát triển đã củng cố chế độ chính trị phản động của giai cấp tư sản,
giai cấp nông dân phá sản trở thành “đội quân hậu bị” của công nghiệp và trở
thành giai cấp vô sản.
Phong trào công nhân ở châu Âu vẫn phát triển ngày càng lớn mạnh. Nhờ những
bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng 1848 - 1849, giai cấp công nhân đã giác
ngộ, trưởng thành về mọi mặt, báo hiệu một sự phát triển mới. Năm 1863, “Liên
đoàn công nhân toàn Đức” được thành lập do F.Látxan làm chủ tịch. Song về lý luận,
F.Látxan đã sa vào chủ nghĩa cơ hội. Ông từ bỏ cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của
công nhân, phủ nhận khả năng liên minh với nông dân, chỉ tán thành đấu tranh bằng
con đường hòa bình và đấu tranh nghị trường.
Năm 1860 phong trào công nhân Anh cũng diễn ra sôi nổi, Hội công nhân Luân
Đôn thành lập năm 1863, Tổng công đoàn mỏ của Anh ra đời. Lúc này ở Anh chưa có
một trung tâm toàn quốc của các công đoàn nên phong trào vẫn bị chia rẽ và hoạt
động không thống nhất. Ở Đức, phong trào công nhân cũng đã trỗi dậy, công nhân
tiên tiến Đức kiên quyết đặt vấn đề xây dựng một tổ chức độc lập, nhằm thực hiện
việc giáo dục chính trị cho giai cấp vô sản.
Trước sự trưởng thành về chính trị của giai cấp vô sản, tổ chức “Đồng minh
những người cộng sản” không còn đủ sức lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị
của giai cấp vô sản và đã giải tán năm 1852. C.Mác
và Ph.Ăngghen đã nắm được thời cơ và tình hình của phong trào công nhân quốc tế,
ra sức vận động thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp vô sản. Sau những lần gặp
gỡ những nhà cách mạng của giai cấp công nhân tiên tiến ủng hộ C.Mác và
Ph.Ăngghen, hai ông đã tích cực chuẩn bị các điều kiện để tổ chức quốc tế của
giai cấp vô sản ra đời. Ngày 28-9-1864, Hội liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I) đã được thành lập tại Xanhmáctanh
thuộc Luân Đôn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét