Thứ Ba, 18 tháng 6, 2024

TRÌNH BÀY DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ CỦA CÁCH MẠNG 1848 - 1849 Ở ĐỨC?

 

Cuối tháng 2 năm 1848, phong trào cách mạng nổ ra ở các bang miền Nam và miền Tây nước Đức. Nông dân nổi dậy chống lại địa chủ trong vùng, đốt giấy tờ, số sách của chúng, đòi xóa bỏ các đặc quyền chế độ phong kiến. Đầu tháng 3, phong trào công nhân ở Muyních, Baden đấu tranh đòi quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, hội họp, đầu phiếu và đòi vũ trang cho nhân dân. Trước sức đấu tranh của quần chúng, chính quyền phong kiến đã phải nhượng bộ. Giai cấp tư sản tự do được mời nắm chính quyền, chế độ kiểm duyệt được bãi bỏ, quyền tự do hội họp được ban bố.

Ngày 3 tháng 3 năm 1848, “Đồng minh những người cộng sản” đã tổ chức ở Côlônhơ một cuộc biểu tình lớn với 5.000 công nhân thợ thủ công tham gia. Những người biểu tình đưa ra yêu sách rất quyết liệt, đòi chuyển giao quyền lập pháp cho nhân dân, quy định quyền bầu cử phổ thông; vũ trang cho toàn dân thay cho quân đội thường trực, ban hành những quyền tự do dân chủ…

Ngày 17 tháng 3 năm 1848, quần chúng nhân dân ở Béclin đấu tranh đòi nhà vua phải bãi bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí, rút quân khỏi Béclin. Trước khí thế cách mạng sôi nổi đó, nhà vua buộc chấp nhận, nhưng không chịu rút quân đội ra khỏi Béclin. Quần chúng tiếp tục đấu tranh, hô vang các khẩu hiệu “đả đảo binh lính”, “đả đảo quân phiệt”… Ngày 18 tháng 3 năm 1848, nhà vua điều quân đội đàn áp biểu tình, sau 3 giờ chiến đấu, gần 2.000 chiến lũy được dựng lên khắp các đường phố, những trận giao chiến quyết liệt nổ ra. Sau 16 giờ chiến đấu ác liệt, nhân dân Béclin, mà nòng cốt là công nhân đã giành được thắng lợi và để đổi lấy thắng lợi họ hy sinh 230 người, đa số là công nhân. Vua Đức Vimhem IV đã buộc phải chấp nhận đưa những thi thể liệt sĩ vào cung vua và yêu cầu nhà vua phải cúi đầu tưởng niệm họ, phải chấp nhận vũ trang cho nhân dân, bãi miễn chính phủ nhà vua, thành lập chính phủ mới do đại biểu của giai cấp tư sản tự do đứng đầu.

Đứng trước phong trào cách mạng đang sôi sục, giai cấp tư sản thỏa hiệp với nhà vua chống lại cách mạng và giai cấp vô sản. Do sự phản bội của giai cấp tư sản, ngày 14 tháng 6, giai cấp vô sản và quần chúng cách mạng ở Béclin lại vùng dậy đấu tranh. Một trận quyết chiến đẫm máu đã xảy ra giữa công nhân với bọn cảnh sát và dân binh tư sản. Chính quyền tư bản đã đàn áp đẫm máu và đẩy lùi công nhân.

Bọn quý tộc phong kiến Đức nắm được thời cơ chuyển sang phản công lại giai cấp tư sản. Với 50 nghìn quân được điều đến Béclin, tháng chạp năm 1848, vua Vinhem IV làm đảo chính lật đổ chính phủ tư sản, lập lại nội các mới bao gồm toàn bộ bọn phong kiến phản động. Quốc hội tư sản bị giải tán, chế độ quân chủ chuyên chế được thiết lập trở lại ở Đức, cách mạng hoàn toàn thất bại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét