Sự hình thành, phát triển của phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế luôn gắn với điều kiện kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong
những giai đoạn lịch sử, bởi vì:
Một là, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế được hình
thành, phát triển từ những điều kiện khách quan trên các lĩnh vực đời sống xã hội,
nhất là những quan hệ kinh tế - xã hội và chính trị - xã hội. Sự nảy sinh mâu thuẫn
trong quan hệ kinh tế tất yếu dẫn đến mâu thuẫn quan hệ giai cấp, khi mâu thuẫn
phát triển đến đỉnh cao thì tất yếu phải được giải quyết bằng cuộc cách mạng
xã hội. Thực tiễn lịch sử cho thấy, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa càng phát triển,
thì mâu thuẫn về mặt kinh tế giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất càng
tăng. Theo đó, mâu thuẫn về chính trị - xã hội giữa giai cấp công nhân với giai
cấp tư sản ngày càng tăng lên. Nội dung, tính chất của hai loại mâu thuẫn đó
quy định đến nội dung, tính chất, mức độ của phong trào công nhân, cũng như sự
ra đời,hoạt động của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế.
Hai là, theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác, bản chất của con người là tổng hòa những quan hệ
xã hội. Theo đó, chủ thể hoạt động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
là con người, là đội ngũ lao động - giai cấp công nhân và các tổ chức chính
trị - xã hội của nó luôn tuân theo các quy luật khách quan, chịu sự tác động,
chi phối bởi tổng hòa các yếu tố trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định; đồng
thời hoạt động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nhằm xóa bỏ chế độ
áp bức, bóc lột, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đó là sự biện chứng tất
yếu giữa khách quan và chủ quan. Vì thế, phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế không thể tách rời những yếu tố, điều kiện trong từng giai đoạn lịch sử nhất
định.
V.I.Lênin
đã rút ra nhận định: Xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng (chứ
không phải là một cái gì được kết thành một cách máy móc và do đó cho phép có
thể tùy ý phối hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được), một cơ thể mà muốn
nghiên cứu nó thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất
cấu thành một hình thái xã hội nhất định và cần phải nghiên cứu những quy luật
vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét