Quá trình tồn tại và hoạt động của mình, Quốc tế I đã tổ chức được 5 lần đại
hội và 3 hội nghị, thông qua nhiều nội dung quan trọng:
Đại hội I, tổ chức ở Giơnevơ từ ngày 3 đến 9 tháng 9 năm 1866 có
60 đại biểu của 25 chi bộ tham gia. C.Mác không tham dự được nhưng đã chuẩn bị
đầy đủ nội dung cho đại hội, vạch ra chương trình nghị sự, xây dựng bản thuyết
trình, chuẩn bị nội dung tranh luận chống bọn theo phái Pruđông. Đại hội đánh dấu
sự thắng lợi của nguyên lý mácxít, cương lĩnh và tổ chức trong nội bộ Quốc tế.
Đại hội II, họp ở Lôdan từ ngày 2 đến 8 tháng 9 năm 1867, có 63 đại
biểu của 6 nước về dự. Hai vấn đề được Ban Chấp hành Trung ương quy định nêu ra
trong đại hội là các biện pháp để cải biến Quốc tế I thành trung tâm chung cho
cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản và ngân quỹ của công nhân.
Đại hội III, họp ở Brúcxen từ ngày 6 đến 13 tháng 9 năm 1868, thông
qua nghị quyết xác nhận những quyết định của Đại hội Giơnevơ, mặc nhiên đó là
những nghị quyết chống lại Pruđông . Đại hội ra nghị quyết khuyến khích công
nhân tất cả các nước quan tâm nghiên cứu dịch và phổ biến rộng rãi tác phẩm “Tư
bản” của C.Mác xuất bản năm 1867.
Đại hội IV, họp tại Balơ từ ngày 6 đến 11tháng 9 năm 1869, lần đầu
tiên có đại biểu Mỹ tham dự. Trong đại hội, những người theo chủ nghĩa Mác và
theo Bacunin xung đột nhau về vấn đề xóa bỏ quyền thừa kế nên vấn đề này không
được thông qua. Sau đại hội, Bacunin mở chiến dịch vu cáo, xuyên tạc nội dung
trên tờ báo “Bình đẳng”, và xúc tiến phá hoại các tổ chức chi bộ ở Thụy Sĩ và
biến những chi bộ đó thành địa hạt chống phá chủ nghĩa Mác.
Đại hội V, lúc đầu không tổ chức được vì lý do
chiến tranh Pháp - Phổ. Về sau được tổ chức họp tại Lahay từ ngày 2 đến 7 tháng
9 năm 1872, C.Mác và Ph.Ăngghen tham gia và lãnh đạo Đại hội. Tại đây đã diễn
ra cuộc tranh luận kịch liệt chống phái Bacunin và lần này bọn Bacunin đã hoàn
toàn thất bại. Đại hội quyết định khai trừ Bacunin ra khỏi Quốc tế I.
Theo quyết định của Đại hội, một bản báo cáo chi tiết
về những hoạt động chia rẽ của phái Bacunin được công bố. Đại hội Lahay đánh dấu
sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa Mác về mặt tư tưởng và tổ chức đối với những
khuynh hướng cơ hội tiểu tư sản và chủ nghĩa bè phái. Sau khi Công xã Pari bị
thất bại, theo đề nghị của C.Mác, Ban Chấp hành Trung ương Quốc tế I đã rời trụ
sở sang Mỹ và đến năm 1876 tại Hội nghị Philađenphi, Quốc tế I chính thức tuyên
bố giải tán.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét