Thứ Ba, 18 tháng 6, 2024

TRÌNH BÀY NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA QUỐC TẾ I?

 

Trải qua thời gian 12 năm tồn tại và hoạt động (1864 – 1876), Quốc tế I đã để lại những giá trị to lớn, có ý nghĩa đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế:

Quốc tế I là tiền thân của Quốc tế Cộng sản và phong trào cộng sản thế giới, là tiền đề để sau này Quốc tế II ra đời. Quốc tế I đã đáp ứng kịp thời đòi hỏi bức thiết của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trong điều kiện “khi giai cấp công nhân châu Âu đã lấy lại được đầy đủ sức lực” sau thất bại của cuộc cách mạng 1848-1849, để “mở một cuộc tấn công mới chống các giai cấp thống trị”. Sự ra đời và hoạt động tích cực của Quốc tế I đã để lại cho phong trào công nhân quốc tế một kho tàng kinh nghiệm quý báu về xây dựng một tổ chức công nhân quốc tế cả về tư tưởng và tổ chức mang tính chất công nhân rộng rãi.

Quốc tế I đã tiến hành thắng lợi việc truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học vào phong trào công nhân, xây dựng sự thống nhất giai cấp công nhân về tư tưởng và tổ chức trên phạm vi quốc tế. Sự liên hiệp bất diệt do Quốc tế I xây dựng được giữa những người vô sản ở tất cả các nước vẫn tồn tại và càng mạnh hơn bao giờ hết.

 Thông qua hoạt động của Quốc tế I, chủ nghĩa Mác bước đầu thâm nhập rộng rãi vào phong trào công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và các trào lưu đối lập, chủ nghĩa Mác, trở thành hệ tư tưởng của giai cấp công nhân ngày càng phát triển sâu rộng. V.I.Lênin đã viết về vai trò lịch sử của Quốc tế I như sau: “Quốc tế I không thể bị lãng quên được, nó sống mãi trong lịch sử đấu tranh của công nhân nhằm tự giải phóng. Nó đã xây nền đắp móng cho lâu đài cộng hòa xã hội chủ nghĩa thế giới mà ngày nay chúng ta đang được vinh hạnh xây dựng” [1]



2.       V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, tr. 272.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét