Thứ Hai, 24 tháng 6, 2024

NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN QUỐC TẾ II BỊ PHÁ SẢN ?

 

Quốc tế II phá sản xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:

 Một là, chủ nghĩa cơ hội xét lại làm phân hóa nội bộ giai cấp công nhân. Tình trạng “tư sản hoá” giai cấp công nhân, xuất hiện “tầng lớp công nhân quý tộc” do giai cấp tư sản sử dụng một phần nhỏ trong số lợi nhuận thu được để mua chuộc một số người thuộc tầng lớp trên của giai cấp vô sản, đảm bảo cho những người này trong thời bình có được một cuộc sống tiểu thị dân khá giả và bắt những thủ lĩnh của tầng lớp đó phục vụ cho chúng.

- Ba là, chủ nghĩa cơ hội xét lại “khoác áo mácxít, “hóa trang làm người mácxít”, “bọc đường chủ nghĩa cơ hội của mình bằng những câu chữ mácxít” nhưng chống lại những quan điểm mácxít trong Quốc tế II, tạo nên tính do dự, thiếu kiên định, dao động và lừng chừng về chính trị trong phong trào đấu tranh của công nhân.

­- Bốn là, chủ nghĩa cơ hội xét lại đưa các vấn đề chính trị chung, trừu tượng lên hàng đầu, làm lu mờ các vấn đề, nhiệm vụ cụ thể của cách mạng, đi ngược lại với tôn chỉ, mục đích của Quốc tế II.

Phái hữu do Béctanh đứng đầu đã công khai lên tiếng đòi xét lại chủ nghĩa Mác; Cho rằng, dưới chế độ tư bản công nhân không những không bị bần cùng, mà còn được thường xuyên cải thiện điều kiện hành động cùng với giai cấp tư sản tự do, nhờ đó mà có thể thu được thắng lợi to lớn hơn trong các cuộc tuyển cử và hoạt động nghị viện; nhiệm vụ chính của giai cấp công nhân là hoạt động nghị trường, câu “tuyên ngôn” xét lại nổi tiếng của Bextanh là: “phong trào là tất cả, kết quả cuối cùng là con số không”.

Phái giữa do Cauxki là phần tử của chủ nghĩa cơ hội dùng thủ đoạn “ôm hôn” chủ nghĩa Mác để bóp chết chủ nghĩa Mác. Cauxky cho chuyên chính vô sản chỉ là vấn đề cỏn con mà C.Mác nhỡ miệng nói có vài lần, chứ không có gì quan trọng; việc thực hành chuyên chính là nhiệm vụ của tương lai chứ chưa đặt ra trực tiếp, để đánh lạc hướng mục đích cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đầu thế kỷ XX.

V.I.Lênin đã đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế II, đóng góp quan trọng về lý luận thông qua các tác phẩm của mình, giáng những đòn quyết liệt vào chủ nghĩa cơ hội; chỉ cho phong trào công nhân con đường thoát ra khỏi chủ nghĩa cơ hội, tiến lên cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét