Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ sau Công xã Pari năm 1871 đến
cuối những năm 70 của thế kỷ XIX có những đặc điểm sau:
- Chủ nghĩa tư bản phát triển trong điều kiện tương đối hòa bình đã chuyển
dần thành chủ nghĩa đế quốc. Cách mạng
dân chủ tư sản phương Tây đã cơ bản hoàn thành;
Cách mạng dân chủ tư sản phương Đông chưa tới. Khoa học kỹ thuật và công nghiệp
phát triển dẫn đến tình trạng kinh tế phát triển
không đều, đảo lộn trật tự kinh tế thế giới, làm
cho mâu thuân vốn có của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt, những mầm mống cho
chiến tranh thế giới bắt đầu hình thành. Phong trào công nhân thời kỳ này có bước
phát triển mới về chất: bãi công kinh tế trở
thành một hình thức quan trọng, nét đặc trưng trong cuộc đấu tranh giai cấp của
phong trào công nhân thời kỳ này. Đây
là hình thức đấu tranh thường xuyên và đem lại cho giai cấp công nhân những
thành quả nhất định về cải thiện chế độ tiền lương, thời gian lao động, điều kiện
làm việc và đời sống sinh hoạt…
- Đấu tranh nghị trường, đấu tranh hợp pháp là hình thức
đấu tranh mới của phong trào công nhân. Tiêu
biểu là phong trào công nhân Đức, được công nhân ở các nước châu Âu noi theo. Từ
đó, “người ta bắt đầu ngày càng hiểu rõ rằng cần phải xem xét lại sách lược cũ.
Đâu đâu người ta cũng theo công nhân Đức trong việc lợi dụng quyền bầu cử,
trong việc dành lấy tất cả những vị trí có thể giành được”[1].
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét