Thứ Tư, 5 tháng 6, 2024

ĐẶC TRƯ¬NG CỦA CHỦ NGHĨA CƠ HỘI TRONG PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ LÀ GÌ?

 

Một là, thể hiện lập trường trung dung, giấu mặt, nhưng thực chất là ngả theo lập trường tư sản và tiểu tư sản.

Chủ nghĩa cơ hội trong lý luận cũng như trong thực tiễn rất khó phát hiện. Những người theo chủ nghĩa cơ hội luôn tìm cách thích nghi với mọi phía, mọi phái, làm vừa lòng mọi bên. Họ thường tránh thể hiện lập trường của mình trước công luận. V.I.Lênin từng gọi một cách hình ảnh những phần tử cơ hội là “người ngồi giữa hai chiếc ghế” hoặc như “con rắn giữa hai dòng nước xoáy”.

Hai là, say sưa chiến thắng nhưng dễ dao động, ngả nghiêng và cuối cùng rơi vào cực đoan.

Trong cuộc đấu tranh những người cơ hội luôn tìm cách “hạ mình, núp sau giai cấp”, nhưng đến khi giành được thắng lợi họ sẵn sàng đánh đổi mọi thứ, bằng mọi cách để nhảy lên đài danh dự nhận thành tích chiến thắng. Những người cơ hội thiếu quan điểm dứt khóat trước những cuộc tấn công sống còn, họ luôn né tránh những quyết định có tính bước ngoặt của lịch sử. Họ lo sợ trước những kẻ mạnh, trước chủ nghĩa đế quốc, thiếu lòng tin ở quần chúng và ở chính bản thân mình.

Ba là, khi buộc phải bộc lộ quan điểm, chủ nghĩa cơ hội thường biểu hiện dưới hai hình thứccơ hội hữu khuynh và cơ hội tả khuynh.

Cơ hội hữu khuynh thường biểu hiện sự run sợ trước sức mạnh kẻ thù, không dám hành động, thiếu quyết đoán. Những người theo chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh thường rơi vào bảo thủ, muốn giữ nguyên mọi thứ, không dám va chạm, không muốn có sự đảo lộn, đổ vỡ, dù đó là những việc làm có lợi cho cách mạng. Hậu quả làm cho cách mạng dậm chân tại chỗ, thậm chí thất bại.

Cơ hội tả khuynh thường biểu hiện bằng sự nôn nóng, muốn đốt cháy giai đoạn, muốn hành động ngay để đạt mục đích mà không tính đến những điều kiện, hậu quả của nó. Những người theo chủ nghĩa cơ hội tả khuynh thường dễ phạm sai lầm, dễ nóng vội, bộc lộ lực lượng sớm làm cho lực lượng dễ bị tiêu hao, tiêu diệt, làm cho cách mạng thất bại, không đạt được mục đích, do không chớp được thời cơ, không tận dụng được tình thế cách mạng.

Cả hai hình thức chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh hay chủ nghĩa cơ hội tả khuynh đều sai lầm và thực tiễn cho thấy: Hai quan điểm trên không bài trừ lẫn nhau, mà sớm hay muộn họ cũng hợp nhất lại dưới ngọn cờ của chủ nghĩa chống cộng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét