Những năm
qua, việc phủ nhận, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
trở thành “đột phá khẩu” để các thế lực thù địch, các thế lực phản động, thù địch,
một số kẻ cơ hội chính trị, phần tử bất mãn, suy thoái về tư tưởng,... phối hợp
chống phá sự nghiệp cách mạng, chế độ xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội. Đặc biệt là chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cho chúng
ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngay từ bên trong. Vì vậy, cần nhận thức
đúng, nâng cao cảnh giác với “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Tự diễn biến
xảy ra ở hai phạm vi: đối với tổ chức và cá nhân. Đối với tổ chức, là những
thay đổi ở tầm quản lý vĩ mô về đường lối, chủ trương, pháp luật, làm thay đổi
bản chất chính trị, thậm chí suy yếu và tan ra tổ chức đó. Còn đối với cá nhân,
là sự thay đổi về nhân thực chính trị - xã hội, thay đổi về quan điểm, tư tưởng
của cán bộ, đảng viên theo chiều hướng tiêu cực, xấu đi; tự bản thân cán bộ, đảng
viên nhận thức chính trị và hành động xa rời, thậm chí đi ngược lại chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, tư tưởng của Đảng. “Tự diễn biến”
của cá nhân có thể dẫn đến sự thay đổi của tập thể, tổ chức và ngược lại “tự diễn
biến” của tổ chức chi phối, áp đặt, điều khiển đối với cá nhân trong tổ chức
đó.
Tự chuyển hóa
là hậu quả tất yếu của quá trình “tự diễn biến” nếu không được phát hiện và
ngăn chặn kịp thời. Đó là thời điểm đã có sự chuyển hóa, thay đổi về bản chất.
Biểu hiện chuyển hóa chính trị ở Việt Nam xuất hiện từ hai hướng: một mặt, đó
là âm mưu và hoạt động tác động chuyển hóa chính trị của các thế lực thù địch;
mặt khác, đó là sự “tự chuyển hóa” chính trị của nội bộ ta. Tuy nhiên, hai hướng
này có quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Yếu tố “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” nội bộ được thể hiện cụ thể là: xuất hiện các quan điểm, tư tưởng lệch lạc,
trái chiều trong nội bộ; sự mất lòng tin đối với lãnh đạo của Đảng, quản lý của
Nhà nước; sự xuống cấp về đạo đức, thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ,
đảng viên; xuất hiện một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng,
mơ hồ, hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, muốn theo hướng phát triển
tư bản chủ nghĩa; công tác quản lý cán bộ, đảng viên còn nhiều thiếu sơ hở, thiếu
sót; tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ các cơ quan, tổ chức; một bộ phận
trong đội ngũ trí thức, luật sư, báo chí, văn nghệ sĩ bộc lộ tư tưởng muốn
thoát ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét