Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội
trong hoàn cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc.
Cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước ở mức độ
khác nhau. Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế
hóa sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống các dân
tộc. Những xu thế đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh cho các nước, vừa đặt ra
những thách thức gay gắt, nhất là đối với những nước lạc hậu về kinh tế” (Đảng
Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI,
VII, VIII, IX), Sđd, tr.312-313)
- Đánh giá về tương quan giữa chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa tư bản, Cương lĩnh nêu rõ: “... do duy trì quá lâu những
khuyết tật các mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học
và công nghệ, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Ở một
số nước, Đảng Cộng sản và công nhân không còn nắm vai trò lãnh đạo; chế độ xã hội
đã thay đổi. Các thế lực đế quốc lợi dụng những sai lầm và khó khăn đó đẩy mạnh
cuộc phản kích quyết liệt nhằm xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đang diễn ra gay gắt.
Trước mắt, chủ nghĩa tư bản còn có tiềm
năng phát triển kinh tế, nhờ ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công
nghệ, cải tiến phương pháp quản lý, thay đổi cơ cấu sản xuất, điều chỉnh các
hình thức sở hữu và chính sách xã hội. Tuy vậy, chủ nghĩa tư bản vẫn là một chế
độ áp bức, bóc lột và bất công. Mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản giữa
tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân
dân rộng rãi với giai cấp tư sản, giữa các tập đoàn tư bản độc quyền, các công
ty xuyên quốc gia, các trung tâm tư bản lớn tiếp tục phát triển. Mâu thuẫn giữa
các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển ngày càng tăng lên.
Chính sự vận động của tất cả mâu thuẫn đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động
các nước sẽ quyết định số phận của chủ nghĩa tư bản.
Các nước độc lập dân tộc
và các nước đang phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn và phức
tạp, chống nghèo nàn và lạc hậu, chống chủ nghĩa thực dân mới dưới mọi hình thức,
chống sự can thiệp và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc nhằm bảo vệ độc lập và chủ
quyền dân tộc” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi
mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Sđd, tr.313-314.)
- Nhận định về đặc điểm nổi bật trong
giai đoạn hiện nay của thời đại, Cương lĩnh năm 1991 của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã ghi:
“Đặc điểm nổi bật trong
giai đoạn hiện nay của thời đại là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go,
phức tạp của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội. Chủ nghĩa xã hội đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới
đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ
tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử” (Đảng Cộng sản
Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII,
IX), Sđd, tr.314)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét