Gần đây trên trang danlambaovn.blogspot.com
có đăng bài viết "Nếu tất cả cúi đầu, thờ ơ... thì đất nước và dân tộc sẽ
về đâu?" của tác giả Nguyên Thạch (#Danlambao).
Đọc xong bài viết của Nguyên Thạch, tôi
thấy nực cười: Nguyên Thạch đã cố tình lợi dụng những khiếm khuyết trong quản
lý kinh tế, văn hoá, xã hội của chúng ta trong thời gian qua để nói xấu chế độ,
phủ nhận công lao to lớn của Đảng, của Bác, cho rằng sự hy sinh của cán bộ,
đảng viên, anh hùng liệt sĩ là vô ích. Đặc biệt, trong bài viết Nguyên Thạch cố
tình viện dẫn sai về lịch sử, so sánh Việt Nam với một số quốc gia khác để hướng
đến chủ đích là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phủ nhận thành quả cách mạng và sự nghiệp đổi
mới của chúng ta; cố tình tán dương cho nền dân chủ "chật hẹp" ở các
nước tư bản; phá hoại mối quan hệ đoàn kết máu thịt giữa nhân dân với đảng; đòi
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang…
Chúng ta khẳng định, đây là một kiểu nói
bừa của những kẻ cố tình không muốn thừa nhận hoặc lờ đi sự thật lịch sử rằng,
cuộc đấu tranh để giành quyền thống trị của các giai cấp có hệ tư tưởng độc lập,
bao giờ cũng được bắt đầu bằng cuộc đấu tranh ý thức hệ. Giai cấp thống trị phải
lấy hệ tư tưởng làm trụ cột tinh thần để bảo vệ sự thống trị của mình. Nhưng
khi giai cấp thống trị đã lỗi thời, trở thành vật cản của lịch sử thì để đánh đổ
nó, giai cấp cách mạng nhất thiết phải bắt đầu bằng việc đấu tranh, phê phán, hạ
bệ tư tưởng lỗi thời của giai cấp thống trị; truyền bá và thiết lập sự ảnh hưởng
rộng rãi hệ tư tưởng của giai cấp mình, qua đó giáo dục, tập hợp và tổ chức quần
chúng hành động cách mạng, lật đổ sự thống trị của giai cấp thống trị cũ, thiết
lập trật tự xã hội mới. Đó là quy luật của mọi cuộc đấu tranh giai cấp của các
giai cấp có hệ tư tưởng độc lập và đối lập
nhau.
Do đó, việc giai cấp công nhân Việt Nam
và chính đảng cách mạng của mình lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng,
làm vũ khí tinh thần trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, nhân
dân lao động, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa là đòi hỏi khách
quan từ chính thực tiễn cuộc đấu tranh giai cấp chống giai cấp tư sản, chống chủ
nghĩa tư bản. Trên văn đàn lý luận và chính trị những năm gần đây, đã và đang tồn
tại một không khí "hể hả", say sưa với "thắng lợi" của những
kẻ chống cộng và cơ hội, xét lại. Nhưng những lời nói tang bốc nhau nghe mãi rồi
cũng nhàm tai; những sự bịa đặt, thoá mạ rồi cũng đến lúc họ tự nhận thấy là vô
lý. Không ít người đã nhìn nhận một cách nghi ngờ rằng, trong thế kỷ XXI, đặc
biệt là sau Đại hội XII, Việt Nam sẽ đi về đâu và Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ dẫn
dắt dân tộc này đi theo con đường nào? Những ai mong muốn Việt Nam thay đổi mục
tiêu, con đường cách mạng, hãy xem lại thật kỹ sự thật lịch sử.
Sau khi chế độ xã
hội chủ nghĩa theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, chỉ còn
lại một số nước tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa với những tìm tòi, khám phá
mới phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia, dân tộc. Các nước lớn đang tranh
giành ảnh hưởng trong việc thiết lập thế giới một cực hay đa cực, song vẫn là một
thế giới mà chủ nghĩa tư bản đang nắm quyền chi phối.
Với những ưu thế về kinh tế, về khoa học
và công nghệ và sự điều chỉnh trong các chính sách để thích nghi, chắc chắn rằng,
chủ nghĩa tư bản còn tồn tại và có thể có những bước phát triển mới. Nhưng chủ
nghĩa tư bản vẫn không thể giải quyết được những mâu thuẫn của thời đại; không
thể chữa khỏi được những căn bệnh trầm kha, những ung nhọt vốn có của nó. Trong
thế giới văn minh hiện nay vẫn đang phải chấp nhận một nghịch lý không thể khắc
phục được là sự bất bình đẳng giữa các cộng đồng người, giữa các quốc gia, dân
tộc, các châu lục và sự nghèo khổ cùng cực của một bộ phận không nhỏ quần chúng
lao động. Các quốc gia ngheo, những người nghèo trên thế giới vẫn gặp phải đầy
rẫy những bất công và sự thống khổ đã đành; nhưng mọi người ở những quốc gai lắm
tiền, nhiều của cũng không hẳn đã có bình đẳng, ấm no, tự do, hạnh phúc. Xã hội
ngày càng phát triển, con người ngày càng nhận thức rõ rằng, hạnh phúc của con
người không chỉ là sự dư thừa về vật chất mà còn là sự phong phú của đời sống
tinh thần, của những quan hệ xã hội nồng ấm, bình đẳng.
Cho nên, dù chủ nghĩa tư bản có bước
phát triển thì cũng khó có thể đáp ứng được nhu cầu mọi mặt đời sống của con
người. Vì vậy, một bộ phận không nhỏ nhân loại cần lao đã nhận ra rằng, cần phải
vượt qua những hạn chế của chủ nghĩa tư bản nếu như muốn sống tốt hơn. Ngay cả
một số học giả tư sản có thái độ khách quan, khoa học hiểu rất ró những nghịch
lý trong lòng xã hội tư bản đã tiên đoán rằng, thế kỷ XXI vẫn sẽ là thế kỷ của
chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, khi lợi ích của các
giai cấp, dân tộc và nhân loại đan xen vào nhau đòi hỏi phải được giải quyết đồng
thời và do đó, cac quốc gia, dân tộc không thể thành công trong giải quyết những
vấn đề thực tiễn của đất nước mình nếu không tham khảo, nghiên cứu lý luận của
chủ nghĩa Mác – Lênnin.
Chủ nghĩa Mác – Lênnin là học thuyết
cách mạng và khoa học; là học thuyết vì con người và do con người, chứa đựng chủ
nghĩa nhân đạo cao đẹp có khả năng chinh phục lòng người, không chỉ đối với
giai cấp công nhân mà tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ
tư tưởng của giai cấp công nhân, là lý luận đấu tranh giai cấp của giai cấp
công nhân Việt Nam, nhưng cũng là lý luận của cuộc đấu tranh giải phóng nhân
dân lao động và các dân tộc trên thế giới. Chắc chắn rằng, trên con đường vươn
tới một xã hội mới nhân đạo, công bằng và hợp lý hơn, giai cấp công nhân và
nhân dân lao động Việt Nam và các dân tộc, trong sự lựa chọn của mình, đã và sẽ
lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm ngọn cờ tư tưởng để dẫn đường, chỉ lối.
Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc của nhân dân ta qua hơn 30 năm đổi mới là minh chứng rõ ràng, thuyết phục
nhất cho điều đó. Như vậy, đi từ sự phân tích nguyên nhân quá trình sụp đổ của
chế độ xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và các nước Đông Âu; từ
lôgic của cuộc đấu tranh giai cấp và khả năng giải quyết mâu thuẫn vốn có với
những căn bệnh trầm kha trong lòng xã hội tư bản; từ khát vọng vươn tới của phần
lớn nhân loại cần lao và thực tiễn hơn 30 năm đổi mới ở Việt Nam có thể khẳng định
rằng: Chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta lựa chọn là hoàn toàn đúng
đắn, khoa học và khách quan; Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam; chế độ dân chủ mà chúng ta đang xây dựng là một
nền dân chủ khác hoàn toàn về chất so với các nền dân chủ trước đó; để củng cố
và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng đối
với lực lượng vũ trang… đó là bẩn chất, quy luật cách mạng là sự ưu việt của chế
độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng. Tất cả đã được cụ thể hoá trong Cương
lĩnh, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nếu ai còn nghi ngờ đặt ra
những câu hỏi "để Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo dân tộc ta sẽ đi về
đâu?" như Nguyên Thạch thì hay xem lại mình; hãy nhìn rõ sự thật lịch sử;
hãy nhìn thấu những thành tựu mà chúng ta đã đạt được… Đặc biệt, hãy dành thời
gian nghiên cứu kỹ Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới, Văn kiện Đại hội
XII của Đảng sẽ hiểu biết và có câu trả lời xác đáng, đầy đủ hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét