Toàn
cầu hóa là một xu hướng bao gồm nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội… Trong các mặt đó thì toàn cầu hóa kinh tế đang là xu thế nổi trội nhất,
nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác
của xu thế toàn cầu hóa nói chung. Giống như khái niệm toàn cầu hóa thì cũng có
nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa kinh tế.Sau đây là khái niệm phổ biến
nhất: “Toàn cầu hóa kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh
tế vượt qua mọi biên giới quốc gia,khu vực,tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống
nhất. Sự gia tăng của xu thế này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và quy mô mậu
dịch thế giới,sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu.”
Một
là, Diễn
ra ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ, nhiều tầng, đan xen thuận, nghịch, thuận lợi và
khó khăn, thời cơ và thách thức, là quá trình không đơn giản, trơn tru bằng phẳng,
nhất là với các nước đang phát triển
Hai
là, Các
cường quốc kinh tế tư bản chủ nghĩa là lực lượng chủ đạo, là lực lượng chi phối
quá trình toàn cầu hóa, là động cơ thúc đẩy và là người hưởng lợi chủ yếu
Ba
là, Diễn
ra trong sự bất công, bất bình đẳng do tính chất tư bản chủ nghĩa của nó. Phân
hóa giàu nghèo gia tăng
Bốn
là, Diễn
ra trên nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội
Năm
là, Xu
hướng tự do hóa kinh tế song song với xu hướng bảo hộ mậu dịch, toàn cầu hóa đi
đối với khu vực hóa; toàn cầu hóa đi với phản toàn cầu hóa, phát triển gắn liền
với yếu tố phản phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét