Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Đồng bào Công giáo hãy cảnh giác trước âm mưu và hành động chống phá của kẻ thù

Theo thống kê, nước ta hiện có khoảng 24 triệu tín đồ tôn giáo, trong đó, đồng bào theo Công giáo chiếm khoảng 7 triệu người. Là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đại đa số đồng bào Công giáo đều là người dân lao động có lòng yêu nước nồng nàn, đã kiên cường, không ngại hi sinh gian khổ cùng nhân dân cả nước đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Trong công cuộc đổi mới, những người dân Công giáo vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, để xây đắp lên truyền thống tốt đẹp của đồng bào Công giáo sống “tốt đời đẹp đạo”, sống “phúc âm giữa lòng dân tộc”. Đồng bào Công giáo đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -  xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, một bộ phận đồng bào Công giáo do thiếu hiểu biết pháp luật, nhẹ dạ cả tin đã bị những phần tử cực đoan trong tôn giáo và các thế lực thù địch lợi dụng để thực hiện các hành động quá khích, chống lại chủ trương, chính sách của Đảng vi phạm pháp luật Nhà nước, đồng thời làm ảnh hưởng đến hình ảnh tốt đẹp của những người dân Công giáo “kính Chúa yêu Nước”.
Hơn một năm qua, để thực hiện cái gọi là đòi “công lý” cho người dân bị thiệt hại do sự cố môi trường tại các tỉnh miền Trung, đã có nhiều giáo dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh nghe theo sự xúi dục của các phần tử phản động đã thực hiện nhiều cuộc biểu tình, gây rối và chống lại người thi hành công vụ, làm rối loạn tình hình an ninh trật tự. Cao điểm là vụ một số giáo dân Nghệ An, Hà Tĩnh do bị kích động của linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam đã nhiều lần chặn Quốc lộ 1A gây tắc nghẽn giao thông hàng tiếng đồng hồ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lưu thông trên con đường chiến lược Bắc – Nam, người biểu tình còn đập phá tài sản và tấn công lực lượng chức năng. Hay mấy ngày gần đây, một số giáo dân ở giáo xứ Quỳnh Yên (Quỳnh Lưu, Nghệ An) nghe theo lời kích động của vị linh mục giáo xứ ở đây đã tự ý chiến đất xây xựng chợ tại xứ Đồng Quát, không nằm trong quy hoạch của chính quyền địa phương…
Qua các vụ việc trên chúng ta thấy rằng lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật và sự nhẹ dạ cả tin của một bộ phận người dân Công giáo, các phần tử phản động đã dụ giỗ, lôi kéo, mua chuộc họ để thực hiện các cuộc biểu tình nhằm gây rối tình hình an ninh trật tự, cản trở sự phát triển của đất nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hiểm độc hơn đó là thông qua các cuộc biểu tình để các các thế lực thù địch tha hồ rêu rao rằng Việt Nam “đàn áp” tôn giáo, vi phạm nhân quyền. Vậy đâu là sự thật đứng đằng sau những vụ biểu để đi tìm cái gọi là “chân lý” cho người dân bị thiệt hại bởi sự cố môi trường miền Trung? Để bà con giáo dân và mọi người hiểu rõ hơn chân tướng sự việc chúng ta sẽ đi vào phân tích và trả lời một số câu hỏi sau đây:
Thứ nhất, tại sao những người dân trực tiếp bị thiệt hại ở Hà Tĩnh, Quảng Bình… (trong đó có nhiều người theo Công giáo) họ không đứng lên biểu tình đòi quyền lợi, mà phải “nhờ” đến những người giáo dân xa xôi từ Nghệ An vào để đấu tranh đi tìm “công lý” cho họ? Về vấn đề này chúng ta thấy rằng: Sau khi xảy ra sự cố môi trường biển ở một số tỉnh miền Trung, Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương đã khẩn trương điều tra nguyên nhân và tìm mọi cách khắc phục sự cố. Đồng thời, buộc công ty Formosa Hà Tĩnh phải công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho người dân cũng như chịu trách nhiệm khắc phục mọi hậu quả môi trường đã gây ra cũng như cam kết không tái phạm nếu muốn tiếp tục hoạt động. Cụ thể: Công ty Formosa đã phải đền bù 500 triệu USD (khoảng 11.000 tỷ VNĐ), đến nay đã khắc phục được 52/53 lỗi xả thải môi trường. Tính đến 10/5/2017, Formosa đã hoàn thành các hạng mục công trình xử lý chất thải bổ sung, công trình giám sát, phòng ngừa sự cố môi trường. Quan điểm, chủ trương, nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là không đổi môi trường lấy kinh tế, đồng thời khẳng đinh khi nào Formosa xử lý xong hoàn toàn mới được hoạt động trở lại và sẽ đóng cửa vĩnh viễn nếu tái phạm. Về công tác đền bù thiệt hại cho người dân ở các tỉnh miền Trung đã được thực hiện công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đến nay đã gần hoàn tất ( Tại Hà Tĩnh, hiện nay đã thực hiện đền bù cho người dân 1.500 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 96%, còn tại Quảng Bình là 2.145 tỷ đồn, đạt tỷ lệ 91,6 %. Số tiền còn lại đang được tiếp tục xét duyệt bổ sung). Ngoài tiền đến bù thiệt hại, chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ ngư dân như tại Hà Tĩnh ngư dân được cấp thẻ bảo hiểm miễn phí cho, con em trong vùng bị thiệt hại được miễn giảm học phí trong vòng hai năm… Vì vậy, người dân bị thiệt hại sau khi được đền bù và hỗ trợ đã thấy thực sự thoả đáng, tin tưởng hoàn toàn vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp Nhà nước, tiếp tục yên tâm, hăng hái bám biển.
Thứ hai, những cuộc biểu tình đầy bạo lực vừa qua - cái mà linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam và các phần tử phản động trong tôn giáo khác kích động giáo dân biểu tình đấu tranh để đòi cái gọi là “công lý” cho người dân bị thiệt hại và bảo vệ môi trường (mặc dù người dân ở đây đã được đền bù và giải quyết thoả đáng), vậy tại sao họ không đấu tranh để đòi công lý cho hơn 3 triệu nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam (trong đó có nhiều nạn nhân là người Công giáo) do chất độc dioxin của đế quốc Mỹ gây ra mà đến nay hậu quả về môi trường và ảnh hưởng đến tương lai của con người vẫn còn rất  nặng nề, bị nhân loại tiến bộ tiếp tục lên án.
Qua đây chúng ta thấy rằng việc linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam kích động, lôi kéo giáo dân đấu tranh để đòi “công lý” đó chỉ qua là cái cớ để phục cho chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, mà cụ thể đó là tổ chức “Việt Tân” phản động đang hàng ngày, hàng giờ tìm mọi cách chống phá cách mạng Việt Nam. Cho nên, để không trở thành con bài, trở thành công cụ để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá sự nghiệp cách mạng của đất nước, đồng bào Công giáo hãy nêu cao tinh thần cảnh giác, không nhẹ dạ cả tin để không bị mắc mưu của kẻ thù. Mỗi giáo dân hãy là một người công dân yêu nước, cố gắng phát huy truyền thống tốt đẹp của người Công giáo Việt Nam sống “tốt đời đẹp đạo”, sống phúc âm giữa lòng dân tộc đúng như tinh thần sứ điệp của Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nhắn nhủ: “Người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét