Chủ nghĩa cơ hội,
xét lại nằm ngay trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Lúc đầu đó là những
trào lưu tư tưởng cơ hội phi vô sản khác nhau như: trào lưu của Látxan,
Pruđông, Bacunin, Crômoen…. Đến cuối thế kỷ XIX, thông qua hoạt động của Đồng
minh những người cộng sản, Quốc tế I, Quốc tế II đã cơ bản chiến thắng tất cả
các trào lưu phi vô sản đối lập với nó và thực sự chiếm vị trí chi phối phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, thì bọn cơ hội không thể đứng chân trên mảnh
đất riêng như trước để chống lại chủ nghĩa Mác. Buộc chúng phải giả danh những
người Mác xít “khoác áo chủ nghĩa Mác”, “ôm hôn chủ nghĩa Mác” để bóp chết chủ
nghĩa Mác, dưới ngọn cờ “tự do phê bình” để đòi sửa đổi, xuyên tạc những nguyên
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác. Nên nó được gọi là chủ nghĩa cơ hội, xét lại.
Những năm gần
đây người ta còn dùng thuật ngữ “chủ nghĩa cơ hội, xét lại hiện đại” để chỉ chủ
nghĩa cơ hội, xét lại ở một số nước xã hội chủ nghĩa, được che đậy tinh vi hơn.
Nó không chỉ cơ hội trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận mà còn cơ hội trên tất cả
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và những chính sách cụ thể để bảo vệ lợi
ích cá nhân, hoặc một số ít người.
Nhưng dù có biểu
hiện dưới hình thức nào, với tên gọi từng giai đoạn khác nhau, thì bản chất của
chủ nghĩa cơ hội, xét lại là tư tưởng tư sản, tiểu tư sản trong phong trào công
nhân quốc tế, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cơ bản, lâu dài của giai cấp công nhân
vì những lợi ích trước mắt, cục bộ của một nhóm nhỏ, là sự thỏa hiệp đầu hàng
trước hệ tư tưởng tư sản và là sự phản bội chủ nghĩa Mác- Lênin.
Có hai loại chủ
nghĩa cơ hội xét lại đó là chủ nghĩa cơ hội xét lại tả khuynh, và chủ nghĩa cơ
hội xét lại hữu khuynh.
Chủ nghĩa cơ hội
xét lại tả khuynh là sự kết hợp hỗn tạp những phương châm cách mạng cực đoan và
phiêu lưu, dựa trên những cơ sở tư tưởng chủ quan, duy ý chí, tuyệt đối hóa sức
mạnh bạo lực. Chủ nghĩa cơ hội xét lại tả khuynh, giả danh cách mạng, hô hào “đổi
mới tư duy”, “tự do phê bình”, đòi xét lại toàn bộ những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác- Lênin, đưa ra những chủ trương cách mạng phiêu lưu, bất chấp quy
luật khách quan, phủ nhận mọi sự thỏa hiệp, mọi khả năng hợp tác với các tổ chức,
Đảng phái; “Coi phong trào là tất cả, mục đích cuối cùng chẳng là cái gì cả”. Đại
biểu cho khuynh hướng tả khuynh là Stơlêvi, Becxtanh ở Đức và phái chủ nghĩa xã
hội cách mạng ở Nga.
Chủ nghĩa cơ hội
xét lại hữu khuynh là chủ nghĩa cơ hội xét lại kết hợp lý thuyết của chủ nghĩa
cải lương với phương châm sách lược thỏa hiệp vô nguyên tắc, chung sống hòa bình vô điều kiện, thủ tiêu đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc.
Chủ nghĩa cơ hội
xét lại hữu khuynh hay còn gọi là phái giữa giả vờ thừa nhận và trung thành với
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, cách mạng trên đầu lưỡi, nhưng hành động
thì xu thời, vụ lợi, sùng bái tính tự phát của phong trào, hướng mọi chính sách
vào dung hòa giai cấp, thủ tiêu đấu tranh cách mạng, bảo vệ lợi ích của một
nhóm nhỏ, hy sinh quyền lợi của giai cấp, dân tộc và từ bỏ nghĩa vụ quốc tế, đặt
lợi ích của dân tộc mình lên trên lợi ích của dân tộc khác. Đại biểu cho chủ
nghĩa cơ hội xét lại hữu khuynh là Cauxky ở Đức, Trôxky ở Nga, Goocbachốp ở
Liên Xô cũ.
So với chủ nghĩa
cơ hội xét lại tả khuynh thì chủ nghĩa cơ hội xét lại hữu khuynh nguy hiểm và
tàn phá phong trào cách mạng ghê gớm hơn nhiều. Đúng như V.I.Lênin đã nhận định
khi đánh giá về Becxtanh và Cauxky đại diện cho hai khuynh hướng cơ hội trong
Quốc tế II: “So với sự phản bội của Cauxky thì tên phản bội Becxtanh chẳng qua
chỉ là một con chó con mà thôi”.
Đặc điểm chung của
chủ nghĩa cơ hội xét lại tả khuynh, hữu khuynh, về lý luận là triết chung, ngụy biện, pha tạp cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, về chính trị thì xu thời
gió chiều nào che chiều ấy, về kinh tế theo quan điểm thực dụng, cục bộ, vụ lợi
cá nhân; về hành động thì phiêu lưu, lúc tả, lúc hữu nhưng thủ đoạn chính trị lại
rất tinh vi, xảo quyệt, luồn lách để chui sâu, leo cao. Chúng quanh co uốn khúc
như rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nó tìm cách thỏa thuận với cả
quan điểm này, lẫn quan điểm kia. Nó quy những sự bất đồng ý kiến của mình
thành những điều sửa đổi nhỏ nhặt, những sự hoài nghi, những nguyện vọng thành
tâm và vô hại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét