Sinh thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực cao
nhất của đất nước. Người viết: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
Những vấn đề quan trọng nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc đều do Quốc hội
quyết định”.
Theo Điều 4,
Hiến pháp năm 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và
xã hội”; “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân
dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những
quyết định của mình”. Hiến pháp cũng hiến định: “Các tổ chức của Đảng và đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Sự lãnh đạo của
Đảng đối với Quốc hội không có nghĩa là Đảng đứng trên Quốc hội, “chỉ tay” để
Quốc hội “giơ tay” như những luận điệu xuyên tạc. Với góc độ là một chuyên gia
nghiên cứu lập pháp, GS, TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc
hội cho rằng, Đảng ta là đảng cầm quyền, là đảng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và
xã hội. Vì vậy, khi đặt vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc
hội phải được xem xét trong mối quan hệ Đảng không chỉ lãnh đạo Quốc hội mà
lãnh đạo tất cả bộ máy Nhà nước và xã hội. Song Đảng lãnh đạo chứ Đảng không chỉ
đạo công việc cụ thể của Quốc hội. Đảng lãnh đạo nhưng luôn tôn trọng Quốc hội
với tư cách là cơ quan dân cử, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Đổi mới nội
dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội sao cho Quốc hội ngày
càng thực hiện tốt các chức năng lập hiến, lập pháp; giám sát tối cao và quyết
định các vấn đề trọng đại của đất nước, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát
triển, nhân dân phấn khởi, hăng say và an tâm lao động, đầu tư và mở rộng sản
xuất, kinh doanh, ngày càng đoàn kết, gắn bó, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
Nhà nước và Quốc hội.
Trên thực tế,
việc Đảng lãnh đạo Quốc hội những năm qua đã có rất nhiều đổi mới. Trả lời phỏng
vấn báo chí gần đây, ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của
Quốc hội nêu một số dẫn chứng về sự đổi mới ấy, trong đó có hai dự án điển hình
về sự lãnh đạo của Đảng với Quốc hội. Về dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, ban đầu,
Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định, nhưng khi đưa ra Quốc hội chưa đồng
tình. Sau đó, Bộ Chính trị thấy phù hợp và cả Bộ Chính trị cùng Trung ương đồng
thuận, rút kinh nghiệm. Còn với dự án sân bay Long Thành, Quốc hội thảo luận, tổ
chức hội thảo, sau đó Trung ương mới cho ý kiến và Tổng Bí thư trong hội nghị
Trung ương cũng chỉ đạo, phải rút kinh nghiệm để Quốc hội bàn kỹ dự án này cho
dân chủ.
“Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Những vấn đề quan trọng nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc đều do Quốc hội quyết định”.
Trả lờiXóa