Đấu tranh tư tưởng là nhiệm vụ quan trọng của
hoạt động lý luận chính trị. Không thấy hết được trách nhiệm này là làm giảm ý
nghĩa, tầm quan trọng của lý luận chính trị, nhất là trong điều kiện hiện nay.
Trong hơn 30 năm đổi mới, cán bộ, đảng viên đã
góp phần tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; chống
“diễn biến hòa bình” và những thoái hóa, biến chất trong nội bộ. Nhưng công tác
này vẫn còn nhiều hạn chế:thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến đấu
còn hạn chế, chưa sát thực tiễn và chưa linh hoạt; công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, những quan điểm
mơ hồ sai trái chưa được chú trọng; chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo
dục tư tưởng, đạo đức, lối sống; phạm vi tác động của công tác tư tưởng có dấu
hiệu bị thu hẹp; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch còn bị
động, hiệu quả thấp.
Đấu tranh tư tưởng không phải là công việc riêng
của Đảng, mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của từng cán bộ,
đảng viên. Hoạt động lý luận chính trị không chú ý đến đấu tranh tư tưởng là bỏ
trống “trận địa của mình”, mở đường cho âm mưu “diễn biến hòa bình”, là “gieo
mầm” cho những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Đấu tranh tư tưởng bao gồm nhiều đối tượng,
lĩnh vực khác nhau, là nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi người cán bộ,
đảng viên phải hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảngvà pháp luật của Nhà nước;
vừa có nhiệt tình cách mạng, có bản lĩnh dám đấu tranh, dám chiến đấu với những
quan điểm sai trái, phản động để góp phần giữ vững chế độ chính trịvà con
đường đi lên CNXH của nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét