Chủ tịch
Hồ Chí Minh cho rằng “chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích của
riêng mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. Miễn là mình béo, mặc
thiên hạ gầy. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: Lười biếng, suy
bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô... Nó là kẻ thù hung ác của
đạo đức cách mạng”.
Theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa cá nhân, đặt lợi ích riêng của mình, của gia
đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc”; cái gì không phải chủ
nghĩa xã hội là cá nhân chủ nghĩa, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của cách mạng,
nó là nguồn gốc của những “căn bệnh” làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm
tha hoá Đảng. Đây là sự nguy hiểm tiềm tàng làm cho Đảng mất dần tính cách mạng,
tính trí tuệ, tính đạo đức, tính nhân dân,.. chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân
thì cách mạng còn gặp rất nhiều khó khăn.
Do vậy,
chống chủ nghĩa cá nhân là việc làm cần thiết, thường xuyên của những người cộng
sản chân chính. Người cho rằng, mỗi cán bộ, đảng viên “trước mặt quần chúng,
không phải ta cứ viết trên trán chữ “cộng sản” là được họ yêu mến”, mà phải thường
xuyên tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng, chống sa vào chủ
nghĩa cá nhân, góp phần làm cho Đảng ta thật sự “là đạo đức, là văn minh”.
Chủ tịch
Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân là “địch nội xâm”, một trong những nguy cơ đe
dọa sự tồn vong của Đảng. Người nói: “Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên
trong đáng sợ hơn, vì nó phá từ trong phá ra”. Do vậy, điều quan trọng là đòi hỏi
mỗi cán bộ, đảng viên phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân.
Cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, lâu dài
và gian khổ bằng nhiều hình thức phong phú gắn với những điều kiện về chính trị,
kinh tế, văn hoá và xã hội. Cuộc đấu tranh đó không kém cuộc đấu tranh chống lại
kẻ thù ngoại xâm, bởi lẽ chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù không lộ nguyên hình, nó ẩn
ấp trong tư tưởng, suy nghĩ của mỗi cá nhân và hành vi của mỗi cá nhân
đó.
Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ví một cách hình ảnh: “Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví
như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại
không cần chăm sóc cũng tốt lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới
có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ”.
Chủ
nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt, khéo dỗ dành ta đi xuống dốc,
vì thế càng nguy hiểm. Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nó
chờ dịp để phát triển, che lấp đạo đức cách mạng, ngăn trở ta một lòng một dạ đấu
tranh cho sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn
cảnh nào cũng phải quyết tâm đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.
Người
kết luận: "Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội.
Người cách mạng phải tiêu diệt nó".
Tuy
nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lưu ý rằng "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá
nhân không phải là "giày xéo lên lợi ích cá nhân"", vì, như Người
phân tích: "Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống
riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không
trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu. Nhưng lại phải thấy rằng chỉ
ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời
sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của
mình".
Chủ
nghĩa cá nhân với những biểu hiện đa dạng, luôn biến hóa “muôn hình vạn trạng”,
bởi thế, có nhiều người mơ hồ (hoặc cố ý mơ hồ), cho rằng đó là căn bệnh người
khác mắc phải, còn mình thì không. Tuy nhiên, dù biến tướng thế nào vẫn có thể
nhận diện được nếu hiểu nguồn gốc, bản chất căn bệnh này: “Chủ nghĩa cá nhân là
một loại giá trị và nguyên tắc đạo đức, là hệ thống lý luận chính trị, kinh tế
và đạo đức của giai cấp tư sản”.
Chủ
nghĩa cá nhân là sản phẩm của xã hội cũ dựa trên chế độ tư hữu, là sự đối lập
giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, đặt quyền lợi của cá nhân trên quyền lợi
tập thể. Trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân” (3-2-1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra các loại bệnh nảy sinh từ chủ
nghĩa cá nhân cần nhận diện và phòng chống (tất cả có 19 biểu hiện): Bệnh quan
liêu; bệnh tham lam; bệnh lười biếng; bệnh kiêu ngạo; bệnh hiếu danh; bệnh “hữu
danh vô thực” (loại bệnh có biểu hiện là làm được ít nhưng báo cáo, khoe khoang
thì nhiều); bệnh cận thị (loại bệnh có biểu hiện là chỉ để ý đến cái nhỏ, vụn vặt,
không thấy cái lớn, cái quan trọng); bệnh tỵ nạnh; bệnh xu nịnh, a dua và bệnh
kéo bè, kéo cánh.
Tóm lại,
do chủ nghĩa cá nhân mà phạm phải nhiều sai lầm, làm mất nhân cách con người,
uy tín của cán bộ, đảng viên; chủ nghĩa cá nhân là một trong ba nguy cơ đối với
Đảng cầm quyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét