Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

PHẢI CHĂNG MỨC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM ĐANG ĐI XUỐNG?

Về nhận định mức sống của người dân Việt Nam đi xuống thì thực tế không ai có thể tin nổi. Bởi theo WB, mức sống ở Việt Nam đang được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm và các tầng lớp tiêu dùng mới mở rộng nhanh chóng. Cụ thể, báo cáo "Bước tiến mới: Giảm nghèo và thịnh vượng chung tại Việt Nam" của WB cho thấy, số dân Việt Nam được phân loại là an toàn về kinh tế lên 70%, trong đó 13% thuộc tầng lớp trung lưu. Số người nghèo ở Việt Nam từ 18 triệu vào năm 2010 đã giảm xuống còn khoảng 9 triệu vào năm 2016. 72% người nghèo ở Việt Nam nằm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; WB dự báo người nghèo ở khu vực này sẽ tiếp tục giảm với chính sách khuyến khích trồng cây công nghiệp có giá trị cao để tăng thu nhập trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. 
Nghiên cứu của Công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG) cũng cùng chung nhận định trên khi cho rằng, tầng lớp trung lưu đang phát triển với tốc độ nhanh chóng ở Việt Nam. Theo đó, tầng lớp trung và thượng lưu với mức thu nhập từ 714USD/tháng trở lên ở Việt Nam tăng lên mức 33 triệu người trong thời gian 2014-2020. Trong khi đó, Công ty nghiên cứu thị trường Nielson ước tính, dân số thuộc tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ đạt mức 44 triệu người vào năm 2020 và 95 triệu người vào năm 2030.
Theo Solidiance-công ty tư vấn chiến lược hàng đầu tại châu Á, giai đoạn 2012-2016, Việt Nam là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ ô tô tăng trưởng nhanh nhất khối ASEAN. Nếu tính riêng quãng 2015-2016, Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ ô tô đạt tăng trưởng 36%, trong khi Indonesia chỉ tăng nhẹ 5%, Thái Lan giảm 4% và Malaysia giảm 13%. Có thể nói, nhu cầu mua ô tô mới là một biểu hiện rõ ràng của mức sống người dân đi lên.
Trong Báo cáo thịnh vượng 2017 (Wealth Report 2017) được Công ty Knight Frank công bố, Việt Nam là một trong số các quốc gia có số người siêu giàu tăng nhanh hàng đầu thế giới. Theo báo cáo này, năm 2016, Việt Nam có 200 người siêu giàu (mỗi người sở hữu từ 30 triệu USD trở lên), tăng 32 người so với báo cáo năm trước đó và tăng 50 người so với năm 2014. Theo đó, tốc độ tăng người siêu giàu đạt 170%. Knight Frank dự báo, trong vòng một thập kỷ tới, Việt Nam sẽ có 540 người siêu giàu.
Tất cả những đánh giá tích cực, mang tính khách quan nêu trên của các cơ quan, tổ chức quốc tế, cũng như sự phấn khởi của người dân trước sự cải thiện thấy rõ của đời sống là những câu trả lời rõ ràng cho những nhận định thiếu thiện chí của một số cá nhân về nền kinh tế Việt Nam. Trong số này có những người luôn tỏ rõ thái độ hằn học với sự đi lên của kinh tế-xã hội, của đời sống nhân dân Việt Nam, của sức mạnh dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng những cố gắng câu kết với thế lực bên ngoài để bôi nhọ nền kinh tế-xã hội Việt Nam của họ là vô nghĩa bởi thực tế đã chứng minh tất cả. 

2 nhận xét:

  1. chúng ta hiện nay đã biết đến ăn ngon, mặc đẹp, biết đến du lịch trong nước và các nước ngoài, đã biết đến hưởng thụ tinh hoa văn hóa nhân loại vậy có gọi là đi xuống

    Trả lờiXóa
  2. chúng ta hiện nay đã biết đến ăn ngon, mặc đẹp, biết đến du lịch trong nước và các nước ngoài, đã biết đến hưởng thụ tinh hoa văn hóa nhân loại vậy có gọi là đi xuống

    Trả lờiXóa