Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết hoàn bị, khoa học và cách mạng, làm cơ sở cho nhận thức thế giới và đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân và nhân dânlao động khỏi áp bức, bóc lột, bất công. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm cơ bản về cách mạng Việt Nam, kết quảcủa sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Nhờ có lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa cách mạng nước ta phát triển từ tự phát thành tự giác; là nền tảng để Đảng ta có đường lối chính trị đúng đắn lãnh đạo quá trình cách mạng.
Không nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của lý luận chính trị là không hiểu quá trình vận động khách quan của cách mạng Việt Nam, vai trò của lý luận tiên phong và Đảng tiên phong trong quá trình ấy. Cán bộ, đảng viên có nhận thức sai lệch này dẫn đến sẽ “... lười học chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh...” hoặc học (kể cả ở những nơi đào tạo lý luận chính trị cao cấp) để hoàn chỉnh bằng cấp, đủ điều kiện để được quy hoạch, bổ nhiệm... Việc tách rời chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng ở Việt Nam chỉ cần tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ, thực chất là chưa hiểu nguồn gốc hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh, và do đó, cũng chính là, coi nhẹ, thậm chí, phủ nhận cả tư tưởng Hồ Chí Minh.
Những sai lệch trong nhận thức đó nếu không được khắc phục sẽ khiến cán bộ, đảng viên “Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét