Thời gian vừa
qua, các thế lực thù địch ở nước ngoài và phần tử cơ hội chính trị ở trong nước
đang rêu rao cho rằng “Ở Việt Nam, chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân
sinh ra tệ tham ô, tham nhũng”. Mục đích chính trị sâu xa của những luận điểm
thù địch đó là đánh đồng hiện tượng tham ô, tham nhũng của một bộ phận cán bộ,
đảng viên, đi đến phủ nhận vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng, nhằm lừa bịp,
kích động gây mơ hồ ảo tưởng, nhận thức sai lệch của quần chúng nhân dân lao động
về Đảng. Từ đó, dọn đường cho một lực lượng chính trị lãnh đạo khác thay thế sự
lãnh đạo của Đảng, tiến tới đổi màu chế độ xã hội theo một kịch bản đã định.
Sự tinh vi của
mỗi luận điểm phản động nêu ra đều dựa vào những hiện tượng không phải là bản
chất của chế độ ta, bới tìm những han chế nhất thời để vu khống, phủ nhận vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tính chất sai trái của luận điệu cho rằng
“ ở Việt Nam, chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham ô, tham
nhũng” được thể hiện. Tham nhũng luôn gắn với quyền lực và lợi ích cá nhân, là
một hiện tượng xã hội gắn với sự xuất hiện chế độ tư hữu, sự hình thành giai cấp
và sự ra đời phát triển của bộ máy nhà nước và các quyền lực công khác. Tham
nhũng tồn tại ở mọi chế độ với những mức độ khác nhau phụ thuộc vào bản chất và
trình độ quản lý của nhà nước đó chứ không phải là do một đảng cầm quyền hay thực
hiện chế độ đa đảng.
Trong điều kiện
phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ chính trị - kinh tế tạo ra lợi ích,
siêu lợi ích và đó là tiền đề khách quan quan trọng làm cho tham nhũng có điều
kiện nảy sinh và phát triển. Chừng nào điều kiện để lợi ích kết hợp với sự lạm
quyền của những người có chức vụ, quyền hạn vẫn còn thì chừng đó vẫn còn sinh
ra tệ tham ô, tham nhũng. Từ đó có thể thấy với mỗi quốc gia dù là một đảng cầm
quyền hay thực hiện chế độ đa đảng thì tệ tham ô, tham nhũng trong bộ máy nhà
nước, trong các cơ quan công quyền vẫn luôn là nguy cơ tiềm tàng.
Vì vậy, lập
luận rằng “ở Việt Nam, chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham
ô, tham nhũng” không phải chỉ là một sự ngụy biện phản động, áp đặt thô thiển mà
còn là sự thiển cận trong tư duy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét