Hiện nay, các
thế lực thế lực thù địch đang ra sức đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật
đổ chống phá cách mạng Việt Nam, trong đó thủ đoạn nham hiểm, xảo quyết của
chúng là tập trung vào việc xuyên tạc, chống phá, phủ nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam đối với xã hội. Chính vì vậy, việc nhận biết âm mưu, thủ
đoạn để chủ động đấu tranh làm thất bại “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ,
bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, trọng yếu
của mọi cán bộ, đảng viên của Đảng.
Bằng việc vu
cáo Đảng Cộng sản “chiếm” quyền của dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, “độc
đoán, đảng trị,” thực hiện sự chuyên chính của một đảng, sự thống trị quan liêu
của giới thượng lưu, chúng đối lập Đảng với Nhà nước, đối lập Đảng, Nhà nước với
nhân dân. Từ đó đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng bằng luận điệu: “từ bỏ
độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản vì đó là then chốt của chế độ dân chủ.” Bên
cạnh vấn đề “dân chủ”, chiêu bài “nhân quyền” cũng được các thế lực phản động sử
dụng để tấn công vào Đảng ta.
Đáng chú ý là, bên cạnh các thế lực thù địch từ bên ngoài,
các phần tử cực đoan, một số phần tử cơ hội chính trị, bất mãn và một số ít cán
bộ, đảng viên thoái hóa ở trong nước bị chúng “móc nối”, lợi dụng. Dù có cố
tình che đậy, “nguỵ trang” tinh vi, nhưng mục đích, mưu đồ của các thế lực thù
địch vẫn không hề thay đổi là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Họ cho rằng: Công cuộc đổi mới hơn 30 năm qua vẫn giữ nguyên chế độ
độc đảng, kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Vì vậy, cần thay đổi Cương
lĩnh của Đảng, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ,
trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị “độc đảng” sang dân chủ.
Trong
thời gian tới, tình hình thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và
tác động đến nước ta; tình hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở Biển Đông tiếp
tục diễn ra; công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu sẽ càng làm nảy sinh nhiều
vấn đề mới phức tạp; những khó khăn, yếu kém của nền kinh tế do điểm xuất phát
thấp cộng với lạm phát, suy giảm kinh tế không thể khắc phục được một sớm một
chiều; sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa ngăn chặn, đẩy lùi được. Các thế lực thù địch
vẫn ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ
nghĩa. Do đó, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị nhằm chống âm
mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chắc chắn sẽ còn diễn
ra quyết liệt. Vì vậy, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, mọi cán bộ, đảng viên
phải nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch, xác định nhiệm vụ
đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị và của mỗi cán bộ, đảng viên chân chính.
Phản bác kịp thời, có
hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch; đấu tranh chống các luận điệu phủ nhận,
xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc đường lối, quan
điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vạch trần thủ đoạn thổi phồng
những sơ hở, yếu kém của Đảng, Nhà nước ta trong công tác xây dựng Đảng, trong
quản lý kinh tế - xã hội nhằm kích động tâm lý bất mãn, chống đối, chia rẽ nội
bộ, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Trong cuộc đấu tranh chống các quan điểm
thù địch, sai trái phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận
dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
không dao động trong bất cứ tình huống nào; kiên định đường lối đổi mới, chống
giáo điều, bảo thủ, trì trệ hoặc chủ quan nóng vội, đổi mới vô nguyên tắc.
Làm tốt công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; chủ động phòng ngừa, đấu tranh,
phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta; không
để xảy ra những thiếu sót, khuyết điểm trong quản lý kinh tế - xã hội mà các thế
lực thù địch có thể lợi dụng công kích, chống phá. Nâng cao hơn nữa tính chiến
đấu, tính chủ động, tính thuyết phục, tính hiệu quả của công cuộc đấu tranh. Gắn
kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống” trong các giải pháp đấu tranh, tạo ra sức tự
đề kháng trước những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, kích động của các thế lực
thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét