Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN THỂ CHẾ TAM QUYỀN PHÂN LẬP MỚI CHỐNG ĐƯỢC THAM NHŨNG

Tham nhũng đang là tệ nạn nhức nhối của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tham nhũng là sự bất công xã hội lớn, gây vô vàn tác hại cho đất nước và nhân dân, là ung nhọt cần loại bỏ.
Lợi dụng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng còn những hạn chế, nhất là tâm trạng bức xúc của nhân dân trước nạn tham nhũng, một số người đưa ra quan niệm cho rằng “chỉ có thể chống được tham nhũng khi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”. Tôi không cho là như vậy, vì đó là sự khẳng định vì đó là sự khẳng định có tính tuyệt đối hóa và cực đoan, thiếu cơ sở khoa học thực tiễn. Vì:
Thể chế “tam quyền phân lập” không ngăn ngừa được sự nảy sinh nạn tham nhũng. Trên thế giới hiện nay, các nước tư bản hầu hết vận dụng thuyết “tam quyền phân lập” trong xây dựng, tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước với nhiều biến thể khác nhau như cộng hòa tổng thống, cộng hòa nghị viện, quân chủ lập hiến… Trong nhà nước tư sản hiện đại, thể chế “tam quyền phân lập” đi liền với chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, nên tính hình thức của phân quyền này lại che đậy được phần nào, để gây nên những ảo tưởng rằng các nhánh quyền lực này đối trọng nhau. Chẳng qua, sự đối trọng đó là sự đối trọng của các nhóm lợi ích về thực thi quyền lực nhà nước tư bản mà đại diện là các đảng chính trị tư sản, chứ không phải đối trọng về lợi ích và quyền lực thống trị của giai cấp tư sản.
Thể chế “tam quyền phân lập” không loại trừ được nguồn gốc, nguyên nhân xảy ra tham nhũng, dù nó có kiềm chế được phần nào.
Thể chế “tam quyền phân lập” không chỉ không có khả năng ngăn chặn tham nhũng xảy ra mà còn không thể là phương thức và giải pháp duy nhất để đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Thể chế “tam quyền phân lập tự thân nó không xóa bỏ được cơ cấu quyền lực, không xóa bỏ được chức vị, quyền lực của tổ chức, cá nhân trong cơ cấu quyền lực mà còn tăng thêm quyền lực cho tổ chức, cá nhân khi trao cho quyền độc lập cao hơn. Điều này tác động tiêu cực đến đấu tranh chống tham nhũng như trì hoãn, né tránh, phủ quyết các hoạt động đấu tranh chống tham nhũng khi các hoạt động đó không phù hợp với lợi ích của nhóm mình.
Cho nên, thể chế “tam quyền phân lập” không thể là cẩm nang thần kỳ mà khi thực hiện thể chế đó mới chống được tham nhũng như ai đó đã cổ súy, rêu rao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét