Trong thế kỷ XX, nhân
loại đã chứng kiến sự ra đời, tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện
thực. Mặc dù gặp phải sự chống phá quyết liệt của kẻ thù, song chủ nghĩa xã hội
hiện thực đã vượt lên trên những khó khăn, thử thách và đạt được nhiều thành tựu
to lớn trên các lĩnh vực; đồng thời đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển của
lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ đã làm cho phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế lâm vào khủng hoảng và tạm thời thoái trào; song những thành tựu mà chủ
nghĩa xã hội hiện thực đã đạt được trên thực tế là không thể phủ nhận.
Kể
từ đó đến nay, chủ nghĩa xã hội hiện thực luôn bị các thế lực thù địch, phản động
và chủ nghĩa cơ hội - xét lại ra sức công kích, xuyên tạc. Đáng chú ý là không
chỉ các lực lượng đối lập mà ngay trong hàng ngũ những người cộng sản cũng có
không ít người muốn phủ định học thuyết Mác-Lênin trên các vấn đề thời đại hiện
nay, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội,
... Những biến cố to lớn của lịch sử cũng đã tác động đến tiến trình cách mạng
Việt Nam, làm cho một số người, trong đó có cả cán bộ, đảng viên bi quan, giao
động và cho rằng: “Đi theo chủ nghĩa tư bản, Việt Nam mới giàu có và phù hợp với
xu thế của thời đại”. Vậy, đây là một cách nhìn thực tế, hay chỉ là sự mơ hồ,
thiển cận về lý luận và ảo tưởng trước những hào nhoáng bên ngoài của chủ nghĩa
tư bản hiện đại?
Để không rơi vào trạng thái mập mờ, bấp
bênh về tư tưởng, lý luận và đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm phản động,
sai trái của các thế lực thù địch về các vấn đề trên, cần phải nắm vững một số
nội dung cơ bản là: Phải luôn nắm vững bản chất
cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất đúng của
cách mạng Việt Nam. Những thành tựu trong hơn 30 năm đổi
mới đã khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn đúng đắn.
Việc giành cho được
độc lập, tự do cho dân tộc và xây dựng một nước Việt Nam theo mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” luôn là
khát vọng và hành động cách mạng của mọi người dân Việt Nam trong nhiều thế kỷ
qua. Kể từ khi Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng đến nay, những khát vọng ấy đã
từng bước được hiện thực hóa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, với thái độ khách quan,
nhìn thẳng vào thực tế, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, trong xã hội hiện
nay còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, hối lộ, làm giàu bất chính, thu
vén cho gia đình, dòng họ, địa phương, bạn bè thân hữu… Trong khi đó, đời sống
vật chất, tinh thần của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn
gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nếu không khắc phục kịp thời những vấn đề trên
thì tất yếu sẽ dẫn đến nhiều cái nhìn lệch lạc, tiêu cực, thiếu thiện chí về
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét