Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

THÀNH TỰU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO - MỘT BẢO ĐẢM THỰC THI NHÂN QUYỀN VỮNG CHẮC Ở VIỆT NAM

Với những chủ trương đúng, giải pháp toàn diện, đồng bộ nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Đó chính là cơ sở tạo nền tảng vững chắc để khẳng định bản chất tốt đẹp của xã hội ta trong việc bảo đảm thực thi nhân quyền.
Thành tựu xóa đói giảm nghèo đã tạo thêm cơ sở vững chắc cho Việt Nam bảo đảm các quyền của người dân. Nổi bật là, về nhà ở, đi lại, đến năm 2017, cả nước đã xây dựng, củng cố được hàng vạn ngôi nhà, căn hộ cho người nghèo, xóa bỏ hầu hết nhà tạm ở các thôn, bản; 99% địa bàn đông dân tộc thiểu số, miền núi có đường giao thông từ tỉnh đến huyện, xã…
Về giáo dục và đào tạo, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống giáo dục - đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ bậc mầm non đến đại học, với cơ sở vật chất được hiện đại hóa, chất lượng giáo dục - đào tạo ngày được nâng lên, góp phần đáng kể vào phát triển nhân lực, trí lực cho đất nước…
Về quyền tự do ngôn luận, báo chí, đến tháng 6-2017, Việt Nam có 982 cơ quan báo, tạp chí được cấp phép hoạt động trên mọi lĩnh vực, với nhiều hình thức, kịp thời chuyển tải mọi thông tin, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân.
Về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền của các dân tộc thiểu số. Tháng 11-2016, với tinh thần tôn trọng, bảo đảm thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Trong đó, quy định rõ quyền tự do theo đạo hay không theo đạo của người dân và cả quyền của cá nhân (gồm cả những người đang bị giam giữ, thi hành án) được thực hiện các nghi thức, thực hành tín ngưỡng; quyền của người nước ngoài về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, v.v. Các dân tộc thiểu số được Nhà nước chăm lo tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, thực hành dân quyền. Số người dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cơ sở, phổ thông trung học ngày càng tăng.
 Quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương, yếu thế (phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật) được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực và thứ hai trên thế giới tham gia ký “Công ước quốc tế về quyền trẻ em” (năm 1989). Hằng năm, Việt Nam tổ chức “Tháng hành động vì trẻ em” nhằm vận động toàn xã hội chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh, phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần. 
 Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn, nhưng hiện nay Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo để hoàn thành những mục tiêu đã cam kết, xây dựng xã hội: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh. 
 Có thể khẳng định rằng, với cơ sở chính trị, pháp lý vững chắc, quyết tâm chính trị cao, triển khai đồng bộ các giải pháp, Việt Nam đã đạt thành tựu to lớn về xóa đói giảm nghèo, một bảo đảm vững chắc cho quyền con người ngày càng tốt hơn. Điều đó cũng khẳng định rằng, bản chất tốt đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn hướng tới. Đó là cơ sở để bác bỏ mọi luận điệu sai trái, xuyên tạc về bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam.
Nguồn: http://tapchiqptd.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét