Xét trên bình
diện quốc tế, quyền dân tộc tự quyết là quyền của mỗi dân tộc trong việc
thiết lập chế độ chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trên
cơ sở chủ quyền quốc gia. Trong Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ), dân tộc tự quyết
được coi là nguyên tắc để duy trì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Hiến
chương khẳng định: “Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở
tôn trọng quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc”; đó là quan hệ giữa các
quốc gia độc lập, có chủ quyền và có quyền tự định đoạt vận mệnh của mình.
Ngày
14-12-1960, Đại hội đồng LHQ ban hành Nghị quyết số 1514 (XV) thông qua Tuyên bố
về “Trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa”; tại Điều 2, nghị
quyết chỉ rõ: “Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết, trong đó có quyền thiết
lập chế độ chính trị và thực hiện sự phát triển KT-XH và văn hóa của
mình”. Điều này, tiếp tục được khẳng định tại Điều 1, Công ước Quốc tế về các
quyền KT-XH và văn hóa năm 1966: “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết.
Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình
và tự do phát triển KT-XH và văn hóa”. Tuyên bố năm 1970 về Các
nguyên tắc của luật quốc tế của LHQ cũng nhấn mạnh: “Việc thiết lập một nhà nước
độc lập có chủ quyền hay tự do gia nhập vào nhà nước độc lập khác hoặc liên kết
với quốc gia đó, cũng như việc thiết lập bất cứ chế độ chính trị nào do nhân
dân tự do quyết định là các hình thức thể hiện quyền dân tộc tự quyết” và “mỗi
quốc gia đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền này, phù hợp với Hiến chương LHQ”.
Nguyên tắc
dân tộc tự quyết bao hàm các nội dung sau: Được thành lập quốc gia độc lập hay
cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia liên bang (hoặc đơn nhất) trên cơ
sở tự nguyện; tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, KT-XH; tự giải quyết
các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngoài; quyền các dân tộc thuộc
địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh, kể cả đấu tranh vũ trang để giành độc lập
và nhận sự giúp đỡ, ủng hộ từ bên ngoài, kể cả giúp đỡ về quân sự; tự lựa chọn
con đường phát triển phù hợp với truyền thống, lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, điều
kiện địa lý. Tất cả các quyền nêu trên của mỗi dân tộc đều được các dân tộc và
các quốc gia khác tôn trọng. Như vậy, "quyền dân tộc tự quyết”"được hiểu là việc
một quốc gia - dân tộc hoàn toàn tự do trong tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập
cũng như lựa chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét