Trên
cơ sở nhận thức sâu sắc về bản chất, cũng như sự nguy hiểm của chủ nghĩa cá
nhân đối với một Đảng cầm quyền, vì khi cán bộ, đảng viên sa vào chủ nghĩa cá
nhân, đồng nghĩa với việc họ làm biến chất, suy thoái Đảng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đưa ra những quan điểm, thực hiện những giải pháp nhằm đấu tranh chống
chủ nghĩa cá nhân một cách có hiệu quả.
Thứ
nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một trong những giải pháp thiết yếu đấu
tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân là mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn học tập để
nâng cao và thấm nhuần đạo đức cách mạng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn, trình độ lý luận đối với mỗi đảng viên trong Đảng để đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ mới đặt ra, cũng như là để chống chủ nghĩa cá nhân.
Thứ
hai, nâng cao dân trí, thực hiện và phát huy quyền dân chủ thực sự và rộng rãi,
tăng cường mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ giữa Đảng với quần chúng nhân dân.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là nội dung quan trọng tác động trực tiếp đến nhận
thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người đã chỉ rõ: “Quan tham vì
dân dại”. Do thiếu hiểu biết nên nhân dân không có khả năng thực hành với tư
cách của làm chủ. Ngược lại nếu họ hiểu biết nắm vững được pháp luật, nắm vững
quyền làm chủ của mình, họ sẽ đấu tranh, bảo vệ quyền làm chủ của
mình.
Thứ
ba, phát huy dân chủ trong Đảng, thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt Đảng,
thường xuyên đấu tranh tự phê bình và phê bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng
đây là vũ khí sắc bén và rất cần thiết để chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng.
Thứ
tư, nâng cao chất lượng công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát cán bộ,
đảng viên của các cơ quan nhà nước, thực hiện kỷ luật nghiêm minh, của các tổ
chức Đảng. Bởi theo Người, nếu thiếu những điều đó thì con người dù làm bất cứ
việc gì, ở bất cứ ngành nào cũng dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân, bị suy thoái, hủ
hoá.
Đấu
tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác phải đi liền với xây dựng cái đúng,
cái tốt, cái đẹp, hướng vào xây và lấy xây làm chính, là một nhiệm vụ chủ yếu,
lâu dài. Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một
trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây
dựng con người mới, cuộc sống mới.
Chủ tịch
Hồ Chí Minh xác định chủ nghĩa cá nhân là sự biểu hiện tập trung nhất của suy
thoái đạo đức, lối sống tha hóa nhân cách cộng sản, trở thành nguy cơ lớn của Đảng
cầm quyền. Quan niệm, những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả về lý luận và
thực tiễn, nhằm phòng tránh, đấu tranh hiệu quả chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng
có giá trị lâu dài và tính thời sự cấp thiết. Chính vì vậy, đẩy mạnh tuyên truyền,
giáo dục, học tập và làm theo quan điểm này của Người là một nội dung quan trọng
của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng với tư cách là giải pháp hàng đầu
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức, lối sống trong nội bộ Đảng theo tinh thần
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư (khóa XII).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét