Trước thềm kỳ
họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, trên các trang mạng hải ngoại gần đây dù có cái
nhìn thiên lệch nhưng cũng đã có bài viết qua đó thừa nhận Quốc hội Việt Nam tiến
bộ trong việc có nghị quyết quy định về lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài
chính 5 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm quốc gia, kế hoạch
tài chính-ngân sách Nhà nước 3 năm quốc gia, phương án phân bổ ngân sách Trung
ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước hằng năm. Họ phải thừa nhận từ
nhiệm kỳ Đại hội XII, Quốc hội đã có nhiều hành động tăng cường giám sát thu
chi tài chính đối với Chính phủ.
Tinh thần làm
việc độc lập, sáng tạo của Quốc hội, việc phát huy vai trò giám sát tối cao của
Quốc hội tiếp tục được thể hiện rõ tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV lần
này. Kỳ họp thứ năm là kỳ họp ngắn nhất trong nhiều năm trở lại đây là do khách
quan, vì có tới 4 dự án luật được rút khỏi dự kiến chương trình để hoàn thiện
và rút các báo cáo công tác của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội. Việc
rút ngắn này là phù hợp với thực tiễn, giúp Quốc hội hoạt động hiệu quả hơn chứ
không phải vì một sự chỉ đạo nào cả.
Đặc biệt, Quốc
hội vẫn dành tới 12 ngày để xem xét, thông qua 8 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết
và cho ý kiến về 8 dự án luật khác, nghĩa là dành tới 60% thời gian để làm luật.
Trong đó, có rất nhiều dự án luật quan trọng được Quốc hội xem xét, thông qua,
như: Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc
Vân Phong, Phú Quốc; Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật An
ninh mạng; Luật Quốc phòng (sửa đổi)… Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ giám sát tối cao
việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước
tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011-2016. Đây
là một trong những vấn đề rất nóng và bức xúc, được dư luận đặc biệt quan tâm.
Với nội dung
làm việc như vậy, không thể nói kỳ họp lần này “không làm được gì cả” hay né
tránh những vấn đề nóng bỏng như những thông tin xuyên tạc.
Đặc biệt, tại
kỳ họp lần này, sẽ có nhiều đổi mới, thí điểm đổi mới hoạt động chất vấn. Quốc
hội sẽ dành 3 ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Thời gian để mỗi
đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn là 1 phút và sau khi 3 đại biểu Quốc hội
nêu câu hỏi, người bị chất vấn phải trả lời ngay, thời gian dành cho mỗi lần trả
lời là 3 phút. Việc cải tiến, đổi mới này trước đó được áp dụng thí điểm tại
phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm tăng cường
tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động của Quốc hội. Phát biểu trước kỳ họp,
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, việc cải tiến chất vấn và trả lời
chất vấn là rất tốt và sẽ giảm thời gian thảo luận tại tổ để tăng thời gian thảo
luận tại hội trường, có nội dung không nhất định phải thảo luận tại tổ...
Sự minh bạch
thông tin cũng có một bước tiến rất mới khi có rất nhiều nội dung được phát
thanh, truyền hình trực tiếp, trong đó có thảo luận dự án Luật Phòng, chống
tham nhũng (sửa đổi); quyết toán ngân sách Nhà nước… Sẽ có khoảng 46% thời gian
thảo luận tại hội trường được tường thuật trực tiếp.
Chỉ điểm qua
một số nét trên cũng đủ cho thấy, kỳ họp lần này có rất nhiều đổi mới, thiết thực,
được dư luận nhân dân rất quan tâm, hoàn toàn không “hình thức”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét