Hoạt động tấn công không gian mạng rất đa dạng và tinh
vi như: làm mất kết nối Internet, đánh sập các website của chính phủ, cơ quan,
đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp; giả mạo các website nhằm lừa đảo; cài gắm vào
máy tính cá nhân hoặc lấy tài khoản và mật khẩu; đánh cắp dữ liệu cá nhân (hình
ảnh, file, video); tấn công bằng mã độc (theo tệp đính kèm trong email hoặc ẩn
trong quảng cáo Skype); tấn công ẩn danh bằng những phần mềm độc hại (phần mềm
diệt virus, các trình duyệt); tấn công qua usb, đĩa CD, địa chỉ IP, server…
Ở mức độ cao hơn, các thế lực thù địch có thể thông
qua block cá nhân lôi kéo, kích động các phần tử bất mãn, tập hợp lực lượng,
thành lập các tổ chức chống đối như Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm
thời, Thanh Niên Dân Chủ,… núp dưới vỏ bọc các tổ chức “xã hội dân sự”, “diễn
đàn dân chủ” để xuyên tạc cương lĩnh, đường lối, quan điểm, nền tảng tư tưởng của
Đảng.
Các thế lực thù địch còn lợi dụng báo điện tử, các
website, dịch vụ thư điện tử, mạng xã hội facebook, Zalo, Twitter, diễn đàn,...
để phát tán các tài liệu, kêu gọi tuần hành, biểu tình, gây mất ổn
định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống phá chính
quyền, chia rẽ mối đoàn kết giữa Đảng và Nhân dân hoặc sử dụng “khoảng
trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng; làm mới thông tin
cũ, bịa đặt thông tin mới để chống phá. Các trang mạng có nhiều nội dung thông
tin xấu, độc như Dân Làm Báo, Quan Làm Báo; Boxit, Dân Luận, Chân Dung Quyền Lực…
Hiện nay có rất nhiều kẻ lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền sai trái, kích động chống phá Cách mạng Việt Nam; chúng ta phải hết sức đề cao cảnh giác.
Trả lờiXóaĐể ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền trên các trang MXH; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Trả lờiXóa