Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

TỪ TƯ TƯỞNG ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG VỚI CHỦ NGHĨA DÂN TÚY NHẰM BẢO VỆ LỢI ÍCH CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ NHÂN DÂN LAO ĐỘNG CỦA V.I.LÊNIN TỚI CHỐNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY NGÀY NAY

Quá trình hoạt động cách mạng, V.I.Lênin nghiên cứu chủ nghĩa Mác, đồng thời không ngừng đấu tranh với các trào lưu tư tưởng tư hữu bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở giai đoạn đầu khi chưa có chính quyền, chưa có nhà nước và quốc gia xã hội chủ nghĩa chưa được thiết lập.
V.I.Lênin đấu tranh chống chủ nghĩa Dân túy. Người cho rằng, chủ nghĩa Dân túy đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng, cần phải đấu tranh loại bỏ, nguyên nhân của xu hướng Dân túy là thiếu sự gần gũi nhân dân và một khoảng cách lớn giữa lợi ích kinh tế đơn thuần. Bản chất của chủ nghĩa Dân túy thường phủ nhận mọi hình thức nhà nước và đấu tranh chính trị. “Chủ nghĩa xã hội nông dân” của những người Dân túy phản ánh lợi ích và nguyện vọng của nông dân Nga, thể hiện ước mơ của người nông dân về sự giải phóng hoàn toàn khỏi ách áp bức của địa chủ và quan lại, ước mơ về ruộng đất, tự do và bình đẳng. V.I.Lênin đã đấu tranh chống tư tưởng của Blanki, M.Bacunin,… đó là những người theo chủ nghĩa Dân túy hình thành sách lược trong hệ tư tưởng này.
Mùa xuân và mùa hè năm 1874, làn sóng của cao trào dân chủ phát triển mạnh thành phong trào đi vào công nhân của thanh niên cách mạng. Phong trào Dân túy bước vào một giai đoạn mới và diễn ra ở nhiều tỉnh ở nước Nga người đứng đầu như P.Lêkhanốp… Những người Dân túy đã xét lại sách lược, họ bắt đầu lập lại những làng tự do và về sống chung với dân làng với tư cách là giáo viên, y sĩ, hộ sinh. Trong lòng dân, họ có nhiệm vụ giác ngộ nhân dân, tổ chức khởi nghĩa bãi công để đưa ra cuộc nổi dậy toàn Nga. Các làng tự do được thành lập ở nhiều nơi, những người Dân túy được lập xưởng in để in riêng truyền đơn và xuất bản báo. Những hoạt động này cũng thất bại như phong trào đi vào lòng dân vì không được quần chúng nhân dân hưởng ứng những lời tuyên truyền của những nhà cách mạng.
Cơ sở lý luận sách lược của những người Dân túy là học thuyết “anh hùng” và “đám đông”. Thuyết này đề cao vai trò của cá nhân trong lịch sử, coi quần chúng chỉ là đám đông thụ động đi theo anh hùng, phái Dân túy đã chia ra thành hai và chủ trương chia lại ruộng đất và cải cách kinh tế và họ cho rằng đấu tranh chính trị là không cần thiết. Phái Dân túy đã chủ trương ám sát Nga hoàng, cuộc mưu sát diễn ra thành công, tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa của nhân dân chưa nổ ra vì chưa có lực lượng có khả năng lãnh đạo. Họ đã chuyển sang lập trường tự do. Một số người Dân túy muốn phục hồi lại tổ chức của mình nhưng họ không còn đại diện lợi ích của nông dân như trước nữa mà đã trở thành phát ngôn của giai cấp tư sản nông nghiệp. Một số tổ chức hoạt động, trong đó có tổ chức do anh trai của V.I.Lênin là Alechsander Ulianốp lãnh đạo, nhưng đều không đạt được kết quả như mong muốn, Người đã rất khâm phục tinh thần đấu tranh của người anh trai, tuy nhiên, không nhất trí với tư tưởng và phương pháp cách mạng đó…
Ngày nay chủ nghĩa Dân túy với những biểu hiện hoàn toàn khác, tuy nhiên, với những sự đấu tranh kiên quyết của Đảng ta và những nhà chủ nghĩa xã hội khoa học đã làm rõ bản chất của nó trong thời kỳ mới. Không những thế, với những biện pháp cứng rắn những người cộng sản còn đánh sập nó ngay trên cơ sở hiện thực. 

2 nhận xét:

  1. Chủ nghĩa Dân túy đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng, cần phải đấu tranh loại bỏ

    Trả lờiXóa