Quan điểm trên thể hiện sự áp đặt luật pháp tư sản vào
nước ta. Họ đã lấy luật pháp nhà nước tư sản làm “thước đo”, “tiêu chí” pháp lý
cho mọi nhà nước, chế độ xã hội. Đó là thứ “triết lý” về chế độ “dân sự quản lý
quân sự của nhà nước tư sản”, theo Khoản 8, Điều I, Hiến pháp Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ. Ở đó, không có điều luật nào dành cho các nhánh hành pháp và tư pháp
quyền ban hành luật pháp đối với việc quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng.
Đó là sự vay mượn triết lý luật pháp về “chia tách” quyền lực quân sự (một dạng
quyền hành pháp) với quyền lập pháp và tư pháp, bằng trích dẫn Khoản 1, Điều II
quy định: “Quyền hành pháp sẽ được trao cho Tổng thống Hoa Kỳ”; Khoản 2, Điều
II quy định: “Tổng thống sẽ là Tổng Tư lệnh các lực lượng lục quân và hải quân
Hoa Kỳ và của các lực lượng dự bị ở một số bang”. Còn những người có quyền ban
hành pháp luật, thì họ dựa vào Khoản 6, Điều I quy định: “Trong thời gian được
bầu làm Thượng nghị sĩ hoặc Hạ nghị sĩ, không một ai sẽ được bổ nhiệm vào một
chức vụ dân sự trong chính quyền Hòa Kỳ. Trong thời gian đó,... không một ai
đang đảm nhiệm một chức vụ dân sự nào trong chính quyền Hoa Kỳ được bầu vào Quốc
hội”.
Đó cũng là sự vin mượn tinh thần pháp lý quân sự tư sản:
quá trình bổ nhiệm quan chức quân sự, chỉ đi một hướng từ dân sự sang quân sự
mà không có chiều ngược lại; vào Chỉ thị 1344.10 của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, quy
định thành viên quân đội không thể “Là ứng cử viên hay nắm giữ bất kỳ chức vụ
nào trong bộ máy dân sự”. Năm 2008, luật pháp của Hoa Kỳ quy định, người rời khỏi
quân đội ít nhất 7 năm mới được làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Họ cũng dựa vào Điều
lệ Nữ Hoàng (Vương quốc Anh), quy định: Nghiêm cấm các thành viên quân đội nắm
giữ các vị trí hoạt động tích cực trong các tổ chức chính trị; đồng thời, hạn
chế chặt chẽ việc bổ nhiệm vào các vị trí này trong và sau thời gian quân ngũ”,
v.v.
Tuy nhiên, điều đã được nhân loại thừa nhận là: luật
pháp của một chế độ nhà nước phải do ý chí, nguyện vọng của nhân dân (chủ thể
quyền lực của nhà nước đó) quyết định và chỉ có giá trị trong phạm vi quốc gia
đó. Do vậy, việc lấy luật pháp của nước này áp đặt cho nước khác là hoàn toàn
phi lý. Không thể dùng pháp luật của nhà nước tư sản soi chiếu sang pháp luật của
nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, hai loại nhà nước khác nhau về bản chất.
Cũng giống như không thể áp đặt luật pháp của Việt Nam lên nhà nước tư sản. Như
vậy, quan điểm “dân sự hóa” Quân đội ở Việt Nam là không phù hợp.
Các thế lực thù địch có âm mưu "phi chính trị hóa Quân đội" với mục đích tách Quân đội nhân dân Việt Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cho Quân đội biến chất. Bởi vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Trả lờiXóaHiện nay, các thế lực thù địch không từ thủ đoạn nào để chống phá sự nghiệp cách mạng, chống phá Đảng, chống phá chế độ ta; dã tâm của chúng là không thay đổi. Do đó, cần nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của chúng để phòng ngừa.
Trả lờiXóa