Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

“NẾU CỘT ĐIỆN Ở MỸ MÀ BIẾT ĐI, NÓ SẼ VỀ VIỆT NAM”

Đây là câu nói của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc họp của Chính phủ ngày 8/6 vừa qua, khẳng định thành công của Việt Nam trong công cuộc chống dịch Covid -19. Trên mạng, rất nhanh chóng, mấy anh chị dân chủ đem câu nói này ra chê bai, kích bác, cho rằng, Việt Nam đang tự “thủ dâm tinh thần”. Nhưng theo tôi, câu nói này không phải quá khoa trương, mà hoàn toàn phù hợp với những thành tựu mà Việt Nam đạt được, đã được bạn bè quốc tế ghi nhận trong suốt thời gian chống dịch Covid-19.
Là một nước có đường biên giới sát Trung Quốc, từ rất sớm, Việt Nam đã phải căng mình chống dịch và là một trong những nước có bệnh nhân nhiễm Covid-19 đều tiên trên thế giới. Trong khi thế giới đang vật lộn, thậm chí “toang” trước cơn bão dịch bệnh Covid-19, bước qua hơn 130 ngày chống dịch Covid-19 cam go và nhiều thử thách, Việt Nam đã đẩy lùi được dịch bệnh và chuyển sang trạng thái trạng thái “bình thường mới” - vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế, vừa không chủ quan trong phòng, chống dịch hiệu quả. Với sự kích hoạt hết sức hiệu quả của hệ thống y tế dự phòng khắp các địa phương, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia đã đưa lực lượng quân đội ngay vào trận chiến phòng dịch từ những ngày đầu. Những quyết sách hết sức táo bạo và sáng tạo về yêu cầu cách ly triệt để, y tế các tuyến vừa chuẩn bị cơ sở điều trị tại chỗ, vừa liên tục nghiên cứu phác đồ điều trị, vừa tiến hành các biện pháp phát hiện, truy tìm dấu vết để khoanh vùng và cách ly những ổ dịch.
Việt Nam đã chủ động áp dụng một loạt biện pháp phòng, chống dịch bệnh chưa có trong tiền lệ với quy mô lớn. Các biện pháp luôn được đặt ở mức cao và khẩn thiết hơn so với các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) như cách ly quy mô lớn tiến tới cách ly toàn xã hội; là quốc gia đầu tiên áp dụng khai báo y tế bắt buộc với người nhập cảnh; một trong số ít quốc gia thực hiện biện pháp ngừng miễn thị thực, hạn chế nhập cảnh và áp dụng hình thức cách ly tập trung với người nhập cảnh từ hoặc đi qua các vùng dịch và với tất cả mọi người nhập cảnh, triển khai hệ thống khai báo y tế cá nhân…
Không chỉ quyết liệt trong phòng chống dịch, Việt Nam cũng đạt được nhiều kỳ tích, thành tựu nổi bật về y tế như phân lập, nuôi cấy thành công virus SARS-CoV-2; phát triển loại sinh phẩm xét nghiệm PCR có thể thay thế nguồn nước ngoài và được WHO, Anh công nhận; thành công trong việc nghiên cứu dự tuyển vaccine phòng Covid-19 và tiêm thử nghiệm trên chuột hơn hai tuần…
Giữa tâm dịch, Việt Nam đã tổ chức nhiều chuyến bay đón người dân từ các nước trên thế giới về nước. Công tác bảo hộ công dân luôn được các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ưu tiên hàng đầu, trở thành nhiệm vụ chính trị bậc nhất. Dưới sự quan tâm của Chính phủ, các hãng hàng không đã tổ chức hàng chục chuyến bay sơ tán công dân Việt Nam ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản về nước, đảm bảo an toàn cho chuyến bay, tiến hành cách ly, không để dịch bệnh lan đến khu dân cư. Cùng với đó, Việt Nam đã sẵn sàng tiếp nhận, điều trị cho các công dân nước ngoài ở Trung Quốc, Anh,… điều trị bệnh khi họ ở Việt Nam. Đặc biệt nhất là ca nhiễm bệnh số 91, khi nhiều lần bệnh nhân đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết, song các bác sỹ Việt Nam vẫn kiên trì chữa bệnh và đạt được nhiều kết quả khả quan. “Cảm ơn Việt Nam” là những lời được nói nhiều nhất và chứa đựng nhiều cảm xúc nhất mà các bệnh nhân gửi gắm đến các y, bác sĩ người Việt và đất nước Việt Nam thân thiện, mến khách. Thậm chí, có trường hợp người nước ngoài dù không nhiễm bệnh vẫn cố tình xin ở lại điều trị nhằm không phải về nước.
Với những phân tích trên, câu nói của Thủ tướng là quá chuẩn xác, phải không?

2 nhận xét:

  1. Thắng lợi trong phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam đã minh chứng sinh động về ý Đảng, lòng dân, tình quân, nghĩa nước đã hòa quyện vào nhau tạo thành sức mạnh vô địch để vươn lên giành thắng lợi trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

    Trả lờiXóa